Page 114 - 60 nam chu nghia & noi niem
P. 114
LÊ TRÚC KHANH 60 NĂM, CHỮ NGHĨA VÀ NỖI NIỀM
Một chút choáng váng, một chút nghèn nghẹn trong tim không thể
nào giải thích, bạn qua đời mà cứ ngỡ như giấc chiêm bao. Xin được nhắc
lại những tháng năm đầy ân nghĩa của riêng mình khi tôi quyết tâm chọn
nghề dạy học:
Tháng 12 năm 1970. Mùa đông đến sớm nên trên những cánh đồng
hoa lau nở trắng đã lãng đãng sương mù. Nơi tôi “khởi nghiệp” là một
ngôi trường mới vừa hình thành nằm ven tỉnh lộ, lúc bấy giờ, nhà cửa,
dân cư rất còn thưa thớt. Con đường từ Cần Thơ đến Ô Môn dằn xóc,
khói bụi mịt mù, chưa được hai mươi cây số mà gần trọn tiếng đồng hồ
mới tới. Trường có cả cấp 2, 3, mang tên TRUNG HỌC PHONG PHÚ. Bỏ
lại sau lưng bao nhiêu vất vả, bao nhiêu điều trăn trở trên một quê hương
đang chìm trong khói lửa, tôi đã sống ở đây những tháng ngày vô cùng
hạnh phúc. Thời chiến, học trò đi học tuổi tác thường không chính xác,
vì thế thầy trò chênh lệch nhau chừng dăm ba tuổi, thậm chí có em mới
học năm cuối cấp hai mà đã lập gia đình! Trong khi đó, thầy cô giảng
dạy đa số đều độc thân: Lê Hùng Dũng, Khưu Ngoán,Trần Quốc Mậu,
Huỳnh Kim Chi, Huỳnh Trung Dung, Nguyễn Văn Thọ, Trần Thị Ngọc
Mai, Đỗ Quang Châu, Thái Kim Phụng, Trương thị Thu Cúc, Thạch Ngọc
Hải, Nguyễn Đăng Hòa, Vũ Lâm Tùng, Đào Văn Ưu,Thái Gia Hưng, Trần
Nhựt Hưng, Trần Văn Đông, Biện Thị Thưởng,Phùng Thành Nghiệp,
Lê Phước Nghiệp…. Bao nhiêu nhân sự đã đủ lực để chúng tôi tạo nên
một dàn “đồng ca” có hạng của tỉnh Cần Thơ thuở đó!. Đối với học sinh,
có lẽ vì khoảng cách tuổi tác ngắn ngủi, các em cũng có những nghĩ suy,
mơ ước như chúng tôi, nên thầy trò rất dễ gần nhau.
Tôi và Dũng gắn bó với nhau còn bởi phong trào văn nghệ, báo chí
sôi nổi của Trường Trung học Phong Phú. Chỉ cần một cây guitar, Dũng
có thể tập cho cả mấy chục lớp các tiết mục văn nghệ. Khi tôi dàn dựng
kịch thơ, thì Dũng tập cho học sinh bài “Tiếng sáo thiên thai” để kết hợp
trong vở kịch “Một chút lòng quê”. Vậy mà anh chị em chúng tôi dám tổ
chức văn nghệ gây quỹ giúp đồng bào miền Trung trong lũ lụt, đi trình
diễn giao lưu với các đơn vị bạn khắp nơi. Một trong những điều làm cho
thế hệ học sinh Trung học Phong Phú nhớ nhất là phong trào Văn nghệ-
Báo chí của nhà trường vô cùng sôi nổi. Thời ấy, cứ mỗi lần tết đến, thì
trong tất cả các trường Trung học ở Cần Thơ, họa chăng chỉ có Trường
Trung học Tổng hợp Phan Thanh Giản là xuất bản được báo xuân. Thế
mà, một trường Trung học thuộc hàng “sinh sau đẻ muộn”, lại “cư trú ở
một vùng quê nghèo - là Trường Trung học Phong Phú - mà có thể xuất
117