Page 244 - 60 nam chu nghia & noi niem
P. 244
LÊ TRÚC KHANH 60 NĂM, CHỮ NGHĨA VÀ NỖI NIỀM
hiện tại là một người phụ nữ nông thôn chơn chất. Cả hai cũng chẳng
có đứa con nào. Các cháu con của Chương với người vợ trước hiện đang
sống tại Cần Thơ. Mừng cho anh, đã có một ngôi nhà để trở về và hy vọng
anh sẽ bình yên thanh thản trong buổi tàn niên.
Một người không làm văn nghệ, không hề sáng tác thơ văn, nhưng xin
được nhắc ở đây là anh Lý Tích Hưng. Anh là người Hoa chánh gốc. Ông
bà theo dòng chảy lưu dân từ thế kỷ trước đã trôi dạt đến đây rồi chọn
Cần Thơ làm quê hương thứ hai. Anh là người đã gắn bó với tôi suốt mấy
chục năm, từ nhà trường cho đến các chương trình trên Đài PTTH Cần
Thơ. Tôi quen anh qua một người em rễ cột chèo. Lúc nầy (khoảng những
năm 80 thế kỷ trước), Trí - em rễ tôi - còn làm ở một cơ sở nhỏ chuyên về
hàn, tiện nằm trên đường Đồng Khởi của Luật sư Bùi Quang Nhơn. Anh
em tôi chiều đạp xe từ Cần Thơ về Bình Thủy, cứ vài hôm là được anh Hai
Lý Tích Hưng mời ghé lại uống mấy chai bia tại quán “Búa thầu” khi trời
sắp tối và thành phố đã lên đèn... Tất cả đã lùi xa vào dĩ vãng.
Sau nầy các con anh học với tôi và có thời gian anh là Chủ tịch Hội
Phụ huynh của Trường THPT Châu Văn Liêm. Nhưng anh lại quan tâm
nhiều không phải chuyện học hành của con mình, mà là các đề tài của
chương trình Cần Thơ Phố trên Đài PTTH Cần Thơ. Tôi có cộng tác với
một số anh em do Đỗ Khuê làm đạo diễn, giới thiệu những đặc sản,
những nét đẹp về văn hóa, lịch sử của Cần Thơ. Chương trình phát tối
Chủ nhật, thì sáng thứ hai anh đạp xe tìm tôi tại quán cà phê lề đường
để góp ý. Đã trở thành thông lệ. Đến nỗi, thứ hai nào không thấy anh thì
các bạn đồng nghiệp của tôi đã nhắc nhở: “Chẳng biết Ông Chệt bị bệnh
hay làm gì mà không thấy ghé gặp thầy ?”
Nhưng rồi người bạn “vong niên” Lý Tích Hưng đã đột ngột qua đời.
Anh ra đi khá nhẹ nhàng vào khoảng 3 giờ chiều thứ hai ngày 23/3/2020.
Bây giờ anh đã yên nghỉ ở Nghĩa trang Từ thiện TP Cần Thơ, một nơi
cách nhà anh trên dưới mười cây số. Điều đó cũng có nghĩa là từ nay sẽ
không còn ai gặp tôi để nhắc chuyện ”Cần Thơ Phố”, để vài ba ngày có
một người đàn ông lớn tuổi, thường mặc chiếc áo ngắn tay màu rêu nhạt,
đạp xe tìm tôi tại quán cà phê “Nghĩa Tình” khoảng bảy giờ hơn và cũng
để mấy thầy giáo báo tin: Thầy ơi, Ông Chệt tới tìm thầy! Vĩnh biệt anh,
khi cả nước đang xao xác lo âu trong mùa đại dịch, lòng man mác buồn
vì nhớ câu Đường thi của Trương Kiều trong bài thơ Hà Hoàng cựu tốt:
Độc xuy biên khúc hướng tàn dương… (Tiếng sáo gọi hồn ai trong buổi
chiều tàn).
247