Page 243 - 60 nam chu nghia & noi niem
P. 243

60 NĂM, CHỮ NGHĨA VÀ NỖI NIỀM                            LÊ TRÚC KHANH
           không sao lầm lẫn được, nét chữ gợi nhớ một người công chức gương
           mẫu thuở nào, yêu văn nghệ, sôi nổi nhiệt tình, khiêm tốn... mà giờ đây
           đã qua tuổi tám mươi.
                                          Với Trịnh Bửu Hoài, tuy ít gặp, nhưng
                                       mỗi lần có một tác phẩm mới ra đời, anh
                                       đều gởi cho tôi qua đường bưu điện. Với
                                       Hoài, tôi chợt nhớ một câu thơ của thi
                                       sĩ Đông Hồ: “Thanh bình nam bắc hữu
                                       lương môi”. Anh đúng là “lương môi” -
                                       một ông mai quá tốt! Chính anh đã bắt
                                       nhịp cầu để tôi gặp lại Hà Trúc Giang-
                                       một  thành  viên  Về  Nguồn  -  sau  1975
           N.H.Chương và Trịnh Bửu Hoài  không còn tin tức. Qua lời kể của anh,
           tôi mới hiểu được nỗi buồn sâu thẳm trong tâm hồn Phạm Hữu Quang,
           người bạn trẻ ngày nào tôi vẫn quí trọng và xem như đứa em ruột của
           mình. Đời Quang có nhiều uẩn khúc mà Quang lại luôn giấu kín trong
           lòng để rồi trút buồn vào men rượu. Quang ra đi khi chưa được nhìn thấy
           tập thơ “Ngẫu hứng chiều sông Hậu” của mình được Trịnh Bửu Hoài
           chăm chút từng trang như một nét tài hoa để lại cho đời.
              Kỳ diệu hơn, khi đọc quyển “Về Nguồn- có một thời như thế” của
           tôi- anh phát hiện sự lầm lẫn về Nguyễn Huy Chương. Chương có tập thơ
           “Ngôi nhà cho người trở về” do Nhà xuất bản Khai Phá ấn hành năm
           1973. Chương cũng là một giọng ngâm thơ “chủ lực” trong Chương trình
           thi văn Về Nguồn từ năm 1968. Sau 1975, trước bao biến động của gia
           đình xã hội, vợ mất vì bạo bệnh, anh lại là lính không quân phải tập trung
           cải tạo một thời gian ngắn, anh em tôi chia cách từ đó và không còn tin
           tức. Những năm 90 thế kỷ trước, một vài người quen thông tin là anh trôi
           nổi, lưu lạc và đã mất. Nghe tin, chỉ biết ngậm ngùi nên trong bài viết
           của mình tôi đã gởi chút lòng riêng cho người quá vãng.
              Không dè, Trịnh Bửu Hoài khi đọc đoạn nầy, báo cho tôi hay là Nguyễn
           Huy Chương vẫn còn trong cõi tạm! Thì ra, những năm 80, anh về sống ở
           Tân Châu, lập gia đình lần hai, sống đắp đổi qua ngày bằng việc dạy thêm
           môn tiếng Anh cho các cháu nhỏ ở đây. Tôi gọi cho Chương ngay ngày
           hôm đó khi Trịnh Bửu Hoài cho số điện thoại. Tiếng Chương trả lời rời
           rạc trong buổi chiều chập choạng, làm tôi liên tưởng đến cuộc đời anh.
           Chương giờ đây- sau khi vượt qua mấy lần bạo bệnh- lúc nhớ lúc quên,
           mắt cũng không nhìn rõ, phải nhắc mấy lần anh mới nhận ra tôi. Vợ anh

                                         246
   238   239   240   241   242   243   244   245   246   247   248