Page 238 - 60 nam chu nghia & noi niem
P. 238
LÊ TRÚC KHANH 60 NĂM, CHỮ NGHĨA VÀ NỖI NIỀM
Thôn Trang, Long Hòa, Long Tuyền... ở đâu cũng có những tấm chân
tình. Điểm dừng cuối cùng là ngôi trường tôi đã một thời gắn bó: Trường
Trung học Phan Thanh Giản mà từ sau 1985 đổi lại là Trường PTTH Châu
Văn Liêm. Bên cạnh việc dạy học, hoạt động văn nghệ của tôi là những
kỳ thi học sinh thanh lịch, thi Tiếng hát giáo viên, tiếng hát học sinh, là
những tờ Kỷ yếu, là những buổi giao lưu văn nghệ với các trường ở vùng
sông Hậu. Chuyện làm báo chí, in thơ văn, bỏ lại bên ngoài cổng trường
kia và lớp bụi thời gian đã phủ dầy lên quá khứ. Tôi cảm nhận một niềm
vui khác, cũng sôi nổi, cũng gắn bó... đó là những chuyến tham quan hè,
những lần cắm trại, những buổi giao lưu… Bên cạnh tôi là những người
đồng nghiệp, có biết bao nhiêu kỷ niệm từ Đà Lạt, Vũng Tàu, Nha Trang,
Đà Nẵng... cho đến cả Hương Tích, Hạ Long… Thầy trò chúng tôi từ một
hai giờ sáng đã tụ tập cà phê để chờ giờ khởi hành. Cũng không biết bao
nhiêu lần đùa cùng sóng biển hay co ro trong cái lạnh cao nguyên bên ly
sữa đậu nành nóng hổi.
Trong khi đó, thì những người bạn văn nghệ một thời dần mai một.
Nhiều người năm mươi năm không một dòng tin tức. Năm 2017, tôi được
may mắn lần đầu tiên tham dự Lễ kỷ niệm 100 năm ngày thành lập
Trường Trung học Phan Thanh Giản- Đoàn Thị Điểm tổ chức tại Hou-
ston (Texas). Trong lần nầy cũng chỉ gặp lại anh chị Huyền Vân Thanh
- Kiều Diễm Phượng của Về Nguồn năm nào để ngậm ngùi nhắc lại một
thời qua. Còn có anh Nguyễn Cát Đông (Trần Bang Thạch), Thái Khi (Yên
Yên Thái), được nghe kể chuyện vất vả của anh Trần Hoài Thư vừa chăm
sóc chị Yến - người bạn đời của anh- vừa quản lý một cơ sở in ấn và vẫn
không ngừng sáng tác. Rất muốn thăm anh nhưng tiếc là các anh chị đều
bận rộn lo cho đại hội nên không người hướng dẫn. Gặp được bạn học
cũ Trần Tấn Minh trong những ngày đại hội, còn Trần Văn Anh (Thanh
Trân) chỉ nói chuyện qua điện thoại vì bạn ở khá xa. Cũng biết chút tin
tức về Đặng Minh Phương (Hoàng Tuấn Phương) đang lưu lạc quê người
mà quên đi những tháng ngày làm văn nghệ. Những người gặp nhiều
nhất vẫn là các học sinh của tôi từ sau 1975. Nhưng chính lần gặp gỡ
ngắn ngủi nầy đã khơi lại trong tôi ngọn lửa của một thời qua vẫn còn
âm ỉ cháy. Về Việt Nam, tôi cố gắng tìm những hình ảnh, tư liệu còn lưu
giữ được, cố động não để ghi chép lại trong khoảng 100 trang với tựa đề
“Về Nguồn, có một thời như thế”.
Quyển ghi chép nầy cứ lần lữa mãi vì nhiều công việc khác, kéo dài
cho đến qua năm 2019 vẫn chưa hoàn thành. Rồi tiếp theo là biến cố lớn
241