Page 236 - 60 nam chu nghia & noi niem
P. 236

LÊ TRÚC KHANH                                 60 NĂM, CHỮ NGHĨA VÀ NỖI NIỀM
           cho vui” ! Những năm 1968, chúng tôi thực hiện Chương trình thi văn
           truyền thanh, phát mỗi tuần 1 lần, thời lượng 30 phút. Cứ mỗi chiều Chủ
           nhật, anh chị em tụ họp thu chương trình, sau đó ngồi lại uống trà đá
           chanh đường (ghi sổ) rồi cùng hẹn gặp lại tuần sau. Vậy mà chúng tôi
           vẫn tồn tại suốt 7 năm trời, không hề gián đoạn tuần nào và cũng hiếm
           khi có người vắng mặt. Nhớ lại không khỏi bồi hồi mà cũng ngậm ngùi
           thương bạn bè vô kể. Chương trình “nghèo” quá, nên như một qui định
           bất thành văn, các bạn tới quán chỉ có một loại giải khát duy nhất, rẻ
           tiền là “trà đá chanh đường”. Một bạn trẻ mới tham gia lần đầu, nên khi
           ra quán, anh gọi: “Cho Coca muối chanh”(Đây cũng là cái mode của thời
           kỳ những năm sau 1970. Các bạn trẻ, các cặp tình nhân thường vào các
           quán cà phê nghe nhạc Trịnh Công Sơn qua tiếng hát Khánh Ly, và thức
           uống “thời thượng” là Coca muối chanh !)
              Đương  nhiên,  giá  tiền  phải  cao  hơn  so  với  ly  trà  đá.  Nhưng  cũng

           chẳng ai nói gì bởi người bạn mới chưa hiểu được “tình hình nội bộ” !.
           Đến khi chia tay, Hà Thanh Vân - một tay sáo chủ lực của chương trình-
           nói nhỏ với người bạn trẻ: “Ông L.T.Khanh phải đi dạy thêm xì phổi mới
           đủ trả tiền nước  mỗi tuần. Mầy chơi sang quá nhe!”
              Mọi việc rồi cũng trôi dần theo năm tháng và tôi không hề hay biết.
           Gần đây- khi đã qua trên 50 năm- trong một lần gặp nhau, Hà Thanh
           Vân kể lại thì người bạn trẻ năm nào giờ đã mãi mãi xa cách về nguồn, đã
           thanh thản rong chơi ở cõi khác từ hai mươi năm trước.
              Cũng từ những hoạt động như thế, chúng tôi đã gặp gỡ biết bao nhiêu
           người bạn văn nghệ khắp miền đất nước. Thời đó, phương tiện thông tin
           còn hạn chế, liên lạc với nhau chủ yếu bằng thư gởi qua đường bưu điện,
           nhắn người quen báo tin dùm, hoặc sau năm 1968 thì thông báo trên
           chương trình Về Nguồn… vậy mà có những lần anh em họp mặt lên đến
           cả trăm người. Đâu chỉ những bạn bè trong thành phố, hay các tỉnh lân
           cận, mà còn rất nhiều “cố nhân” chúng tôi trở về từ chiến trường còn
           khét mùi thuốc súng. Về gặp bạn bè, để cùng nhắc nhau kỷ niệm… rồi lại
           ra đi và cũng có thể là lần đi mãi mãi. Cũng không hề có ai đặt điều kiện
           Ban tổ chức phải lo chỗ ăn, nghỉ, lo phương tiện di chuyển… mà hoàn
           toàn tự túc. Thậm chí, những bạn có điều kiện hơn thì sẵn sàng chung
           tay đóng góp.
              Nhà thơ Trịnh Bửu Hoài đã nói với tôi: “Thời đó anh em mình làm văn
           nghệ mà không hề toan tính, đối xử với nhau bằng cả chân tình, luôn
           giúp nhau, nâng bước cho nhau chớ không hề có chuyện dẫm đạp lên

                                         239
   231   232   233   234   235   236   237   238   239   240   241