Page 231 - 60 nam chu nghia & noi niem
P. 231

60 NĂM, CHỮ NGHĨA VÀ NỖI NIỀM                            LÊ TRÚC KHANH
           tại chỉ tính bằng ngày. Rồi Tâm qua đời nơi xứ người năm 1993. Nhưng
           Tâm là người con chí hiếu. Ở quê nhà, bác gái (mẹ Tâm) vẫn mỏi mắt chờ
           con và hy vọng ngày Tâm trở về quê thăm mẹ. Tâm chuẩn bị sẵn cho lần
           ra đi của mình. Em viết hàng chục bức thư ghi năm tháng khác nhau
           (theo thứ tự thời gian) rồi gởi lại cho anh mình (Huyền Vân Thanh) với
                              lời dặn dò tha thiết. Sau khi Tâm mất, anh Thanh
                              theo lời dặn, cứ mỗi năm gần đến Tết, anh lại lấy
                              một bức thư đọc cho bác nghe lời thằng Út Tâm
                              gởi về cho má, kèm theo chút quà  từ nước Mỹ.
                              Một năm, hai năm, ba năm, rồi chín  năm trôi qua.
                              Bác gái vẫn tin rằng con mình còn sống, nhưng vì
                              quá bận rộn mưu sinh nên chưa có cơ hội về thăm
                              mẹ.  Bác  nói  với  anh  Thanh:  ”Má  giận  thằng  Út
           Tâm lắm, má nhớ nó mà nó không về. Nhưng thôi, nó còn sống, lo cho gia
           đình, vợ con nó là tốt rồi.” Những lúc đó, Huyền Vân Thanh phải cố nuốt
           mắt vào trong. Rồi người mẹ tần tảo, hy sinh một đời vì con ấy, dần dần
           quên mất ngày tháng, quên mất dòng họ, bà con. Nhưng có một điều từ
           trong vô thức vẫn mãi còn khơi lại: “Thế nào thằng Út Tâm cũng về thăm
           má!”... cho tới khi bà giã biệt trần gian vào năm 2001.
              Tôi được nghe câu chuyện xúc động nầy qua lời kể của anh Huyền
           Vân Thanh. Buồn và cũng thật tự hào. Buồn vì bao biến cố cuộc đời đã
           đưa bè bạn, các em tôi vào đổi dời dâu biển. Nhưng tự hào bởi trong trái
           tim bé nhỏ của một thành viên Về Nguồn lại thấm đẫm lòng nhân ái,
           sáng rực nghĩa ân và đạo lý con người. Tiếc là anh em chúng tôi không
           được gần nhau cho đến hồi chung cuộc.
              Nhớ Nguyễn Thanh Hồng, một cộng sự viên của Về Nguồn từ cuối
           thập niên 60 tk XX. Hồng là bạn cùng thời, cùng tốt nghiệp ĐHSP như
           tôi, nhưng anh dạy ban Tự nhiên và đổi về trường Kỹ thuật Vĩnh Long.
           Trong mùa hè đỏ lửa 1972, do lệnh Tổng động
           viên, nên tất cả chúng tôi, dù là nhà giáo cũng
           lên đường. Trong thời gian học ở Quang Trung,
           Hồng vướng phải bệnh viêm màng não (thời đó
           gọi là đau màng óc) và qua đời tháng Giêng năm
           1973 lúc mới vừa bước qua tuổi 23. Hình như
           là duyên số, nên sau nầy, kỹ sư Nguyễn Thanh
           Tâm- em ruột anh- lại trở thành em rễ của tôi.
           Qua Thanh Tâm với tập bút ký về dòng họ, tôi có

                                         234
   226   227   228   229   230   231   232   233   234   235   236