Page 230 - 60 nam chu nghia & noi niem
P. 230

LÊ TRÚC KHANH                                 60 NĂM, CHỮ NGHĨA VÀ NỖI NIỀM
                                                   Về  đàn,  chỉ  cần  Minh
                                                Phước là quá đủ: anh vừa sử
                                                dụng độc huyền, vừa chuyên
                                                dụng  đàn  tranh.  Khi  Liên
                                                Thoại  được  anh  giới  thiệu
                                                tham  gia,  thì  Thoại  vừa  là
                                                giọng  ngâm  lạ,  ngọt  ngào,
                                                lại  thạo  cả  đàn  sến,  đàn
                                                tranh,  mà  độc  huyền  Thoại
           PTGiang(đàn sến) và Minh Phước (đàn ghita)  cũng  sử  dụng  thật  tài  hoa.
           Về Nguồn lại có thêm hai cây đàn tranh góp mặt: đó là Lư Thị Sênh
           (Mi-Sen) một học sinh ban C trường Phan Thanh Giản và hiền nội của
           Nguyễn Huy Chương.
              Khoảng năm 1973 về sau, chương trình cải tiến thêm phần truyện
           ngắn  truyền  thanh,  lúc  nầy  lại  có  thêm  tiếng  đàn  ghi-ta  tài  hoa  của
           Lê Hoàng Tâm.
              Khi chương trình thôi hoạt động, chúng tôi cũng thực sự “rã đàn tan
           nghé”. Minh Phước tiếp tục cuộc sống lây lất, đa bệnh, mưu sinh bằng
           cách dạy đàn và cũng sớm ra đi. Lư Thị Sênh lại chọn cho mình một
           hướng đi khác: cô uống thuốc ngủ quyên sinh trong đêm 01/5/1975. Đến
           bây giờ, tôi cũng không lý giải được vì sao một cô bé hiền ngoan, tài năng
           và gia đình thuộc hàng khá giả ở Cần Thơ lại rơi vào bế tắc. Hay những
           giông bão cuộc đời quá dữ dội, đột ngột đến nỗi em cảm thấy mình bất
           lực không thể nào đối diện với cuồng phong ?
                            Có lẽ chỉ Liên Thoại là may mắn nhất. Giã từ Cần
                          Thơ, Thoại lên Sài Gòn lập nghiệp. Chàng thư sinh ngày
                          nào đổi nghệ danh là Chí Tâm, gia nhập sân khấu cải
                          lương và sớm nổi tiếng khắp miền Nam bên cạnh người
                          tình- người bạn diễn ăn ý- người vợ - nghệ sĩ Hương
                          Lan, từ thập niên 80 thế kỷ XX.
                            Lê Hoàng Tâm là em ruột của anh Huyền Vân Thanh
                          (một thành viên trong Ban thường trực nhóm Về Nguồn
           từ năm 1965). Khi tham gia chương trình, Tâm còn là một học sinh trung
           học, em có năng khiếu về âm nhạc, sử dụng đàn ghi-ta rất chuyên ng-
           hiệp. Tâm đệm đàn cho những lần đọc truyện. Sau 1975,Tâm vượt biên
           thành công, lập gia đình và có một cháu gái xinh xắn, dễ thương. Tiếc là
           Tâm cũng kém phần may mắn, em vướng phải bạo bệnh và thời gian tồn

                                         233
   225   226   227   228   229   230   231   232   233   234   235