Page 225 - 60 nam chu nghia & noi niem
P. 225

60 NĂM, CHỮ NGHĨA VÀ NỖI NIỀM                            LÊ TRÚC KHANH
           cho đến hôm nay- cũng chưa có một chương trình nào lại đông đủ người
           như thế. Ngoài hàng chục bạn ngâm thơ thuộc mọi thành phần: học sinh,
           sinh viên, công tư chức, quân đội, ngành nghề tự do… chúng tôi còn
           cả đội ngũ thổi sáo 7 người, sử dụng các loại đàn 4 người. Không hề có
           một ràng buộc nào về tổ chức, cũng không cần tập dượt, cứ chiều Chủ
           nhật vào Đài phát thanh, khi kỹ thuật  viên của đài ra hiệu bên ngoài, thì
           chúng tôi trong phòng thu người nào việc nấy.
              Nhờ có chương trình nầy, tôi được làm quen với bao người bạn mới ,
           từ Quảng Trị đến Cà Mau. Tôi đã đi (trong những ngày không có giờ dạy
           học) và đã gặp bao nhiêu tri âm từ Vĩnh Long, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Rạch
           Giá, Long Xuyên, Châu Đốc... cho đến tận Sài Gòn… Có những người
           bạn quen tên giờ mới gặp mặt: Lưu Nhữ Thụy, Nguyễn Thành Xuân,
           Trần văn Sơn, Trịnh Bửu Hoài, Ngữ Chương, Vĩnh Xuyên, Trần Mộng
           Hoàng, Nguyễn Bạch Dương, Trần Phù Thế, Trầm Mặc Nghệ Thế, Mang
           Viên Long, Hoàng Đình Huy Quan, Vũ Ngọc Đức, Trần Ngọc Hưởng, Như
           Uyên Thủy, Minh Nguyễn, Phan Tấn Thi,  Thương Tử Tâm, Thanh Uyên
           Vũ, Minh Cang Thương Hoài Thương, Hà Trúc Giang,Tô Đình Sự, Hà
           Thúc Sinh, Ngy Cao Uyên, Trần Như Huỳnh, Lê Triều Điển, Ngũ Yên, Lưu
           Vân, Phù Hư, Đoàn Công Án, Yên Bằng, Nguyễn Lê La Sơn, Lê Tâm Ấn,
           Lộc Vũ, Dương Trữ La... Tất cả những người bạn ấy đã  hết lòng khuyến
           khích, động viên, dù bản thân tôi biết chương trình thi văn còn quá nhiều
           thiếu sót.
              Có biết bao kỷ niệm trong những chuyến đi nầy. Lần đó, anh Ngô
           Nguyên Nghiễm chở tôi trên chiếc Honda SS 50 của anh từ Cần Thơ lên
           Sài Gòn. Xe đến ngã ba Trung Lương thì mất thắng. Anh Nghiễm không
           dám cho tôi biết mà bình tĩnh điều khiển, ôm vòng xoay cho đến lúc dừng
           lại được thì mồ hôi ướt áo. Anh nói với tôi:
              “May quá, LTK ơi, nếu không thì hai anh em mình đã được “Tổ quốc
           ghi công” rồi!”. Thời may, hồi đó miền Nam rất ít xe tải và cũng không có
           anh “Hổ vồ” nào chạy trên đường quốc lộ! Một lần khác, tôi cùng Nguyễn
           Bạch Dương từ Cần Thơ qua Vĩnh Long thăm anh Việt Chung Tử, có ghé
           Trần Mộng Hoàng nhưng không gặp. Buổi chiều khi ngang qua trường
           Sư phạm Vĩnh Long, nhớ tới “cố nhân” lại “dùng dằng nửa ở nửa về” nên
           theo Nguyễn Bạch Dương trở lại thành phố Vĩnh Long, ở nhờ nhà người
           quen một đêm. Sáng hôm sau, tôi về Cần Thơ sớm khi  những cơn mưa
           đồng bằng đã vào mùa, giăng trắng đôi bờ sông Hậu:



                                         228
   220   221   222   223   224   225   226   227   228   229   230