Page 222 - 60 nam chu nghia & noi niem
P. 222

LÊ TRÚC KHANH                                 60 NĂM, CHỮ NGHĨA VÀ NỖI NIỀM
           lạc góc biển chân trời và trong số đó, không ít người nằm lại giữa trùng
           dương. Ngay trên quê hương, nhiều người vì gia đình, cơm áo, bỏ hẳn
           việc sáng tác văn thơ, mấy mươi năm không một dòng tin tức. Nhiều hơn
           thế nữa, nhiều người vĩnh viễn lặng im trong lòng đất, giã từ  bằng hữu
           để “rong chơi cuối trời quên lãng”. Không cách nào nhớ hết, thậm chí
           không có một tấm hình lưu niệm của bạn bè dù tôi là người gắn bó với
           Về Nguồn tự buổi đầu tiên.
              Tôi đã nhắc về Hà Huy Thanh, Phương Giang, Nguyễn Hữu Phương,


           Nguyễn Hoài Vọng, Mai Huỳnh Văn, Phạm Hữu Quang, Thông Xanh,

           La Thị Sinh, Nguyễn Bá Thế, Phạm Trường Giang, Minh Phước, Vũ Mạnh
           Ngân, Trần Trung Hiếu… nhưng còn bao nhiêu người nữa âm thầm giã
           từ cuộc sống trong hoàn cảnh gian  khổ, nghiệt ngã nhất, mà đến lúc biết
           tin thì đã không còn cơ hội đề nói cùng nhau lời vĩnh biệt.
                                   2.
                                   Cho tới bây giờ, tôi cũng không làm sao nhớ
                                nổi, lúc nào và ai đã bắt nhịp cầu văn nghệ để tôi
                                được gặp “giọng ngâm bằng vàng” Huỳnh Túy
                                Liêm.  Nhưng  từ  khi  Chương  trình  thi  văn  Về
                                Nguồn lên tiếng trên Đài Phát Thanh Cần Thơ
                                lần đầu tiên vào tối thứ năm ngày 3 tháng 11
                                năm  1968  cho  đến  khi  dừng  hẳn  vào  tháng  4
                                năm 1975, thì Túy Liêm là một giọng ngâm thơ
                                khó có người thay thế. Hồi đó chưa có di động,
           chưa có mạng xã hội (nên cũng không có những Fanclub), nhưng cứ mỗi
           lần vào lớp dạy vào sáng thứ sáu, thì học trò luôn hỏi: “Thầy ơi, cô Túy
           Liêm đẹp không, sao cô ngâm thơ hay quá vậy ?”. Ngay cả những người
           bạn văn nghệ gặp tôi, cũng thường có cách nói giống nhau “Tôi ái mộ
           giọng ngâm nữ số 1 trong chương trình của ông đó nhé !”
              Túy Liêm có mặt thường xuyên, đều đặn, hầu như không vắng buổi
           nào qua suốt bảy năm. Thời đó, Phòng thu của Đài Phát thanh Cần thơ
           không có máy lạnh và cũng không có quạt (lý do là những âm thanh nầy
           sẽ làm nhiễu tiếng), vậy mà trong những trưa mùa hè nắng như đổ lửa,
           chúng tôi vẫn cố gắng hoàn thành một chương trình phát thanh dài 30
           phút khi ai nấy cũng đầm đìa mồ hôi. Các bạn văn nghệ từng theo chúng
           tôi tham gia một buổi thu thanh mới biết thế nào là gian khổ.
              Qua Huỳnh Túy Liêm, tôi được làm quen với những người bạn đồng


                                         225
   217   218   219   220   221   222   223   224   225   226   227