Page 217 - 60 nam chu nghia & noi niem
P. 217

60 NĂM, CHỮ NGHĨA VÀ NỖI NIỀM                            LÊ TRÚC KHANH
              Bài thơ được diễn ngâm liên tục hai kỳ trong chương trình “Thi văn
           Mây Tần”. Sau đó, qua phần nhắn tin, anh Kiên Giang muốn gặp tôi để
           thực hiện môt cuộc phỏng vấn về nhóm Về Nguồn- Tây Đô mà tôi và một
           số anh em văn nghệ tại Cần Thơ  như Huyền Vân Thanh, Trân Khanh.
           Lăng Cảnh Huy… sáng lập từ năm 1964. Tôi và anh Lê Hà Uyên lên Sài
           Gòn để trả lời phỏng vấn. Cần Thơ- Sài Gòn chỉ hơn trăm cây số, nhưng
           phải qua hai phà Cần thơ, Mỹ Thuận lại thêm những bất trắc của đoạn
           đường thời chiến, nên dù đi từ sáng sớm mà đến xế trưa anh em tôi mới
           tới Sài Gòn! Nơi gặp là một quán cà phê nhỏ nằm  trên đường Phát Diệm,
           cạnh tòa soạn báo Tia Sáng lúc bấy giờ. Điều tôi không ngờ được là trong
           buổi chiều hôm đó, tôi lại vô cùng vinh hạnh được diện kiến đến hai ngôi
           sao trên khung trời văn nghệ miền Nam: nhà thơ Kiên Giang và nhà văn
           Sơn Nam. Bằng thái độ hết sức chân tình, hai anh đã hỏi thăm chúng tôi
           về những hoạt động văn nghệ ở Cần Thơ, trao đổi về các sáng tác của
           nhóm Về Nguồn. Tôi không thể nào quên được buổi chiều hôm ấy dù đã
           trên 50 năm với bao nhiêu sao dời vật đổi. Hình ảnh những bậc đàn anh
           văn nghệ lại rất mực gần gũi, khiêm tốn ngay cả với những thế hệ đi
           sau- cho đến hôm nay- vẫn mãi là một ấn tượng khó phai trong lòng tôi.
           Suy cho cùng, bài học về đạo lý làm người nầy, chắc hẳn đâu chỉ riêng
           tôi, mà còn cho bao nhiêu người làm văn nghệ trong cuộc sống hôm
           nay. Cũng trong chiếc quán nghèo đó, ngồi cạnh bàn chúng tôi, còn có
           diễn viên điện ảnh La Thoại Tân và  nhà văn đang “ăn khách” Nghiêm Lệ
           Quân. Những người “muôn năm cũ” đó, giờ ai còn, ai mất, hay đang trôi
           dạt nơi xứ lạ trời xa?
              Từ lần gặp gỡ nầy, tôi được hai anh hết lòng giúp đỡ. Qua anh Kiên
           Giang, tôi có dịp làm quen với bao nhiêu người bạn văn nghệ khắp miền
           đất nước: Trần Ngọc Hưởng, Như Uyên Thủy, Mặc Tuyền, Ngô Nguyên
           Nghiễm,Trịnh Bửu Hoài, Nguyễn Bạch Dương, Hà Thúc Sinh, Việt Chung
           Tử… Năm 1970, tôi và các bạn thực hiện tạp chí KHƠI DÒNG, thì cũng
           chính hai anh Kiên Giang và Sơn Nam góp tiếng với các sáng tác của
           mình mà không hề đòi hỏi một đồng nhuận bút. Kiên Giang với bài thơ
           “Lúa sạ miền Nam” và Sơn Nam với truyện ngắn “Người đẹp Cần Thơ”.
           Đây là những sáng tác của hai anh chưa từng đăng trên bất kỳ tạp chí,
           nhật báo nào ở miền Nam. (Lúc đó, tập thơ “Lúa sạ miền Nam” của Kiên
           Giang cũng chưa xuất bản). Nếu bạn là những người làm văn nghệ ở
           miền Nam trước 1975, hiểu được vị trí  của hai cây “cổ thụ” nầy trên văn
           đàn, thì bạn mới biết đây là một  góp mặt lớn lao và ý nghĩa đến dường

                                         220
   212   213   214   215   216   217   218   219   220   221   222