Page 218 - 60 nam chu nghia & noi niem
P. 218

LÊ TRÚC KHANH                                 60 NĂM, CHỮ NGHĨA VÀ NỖI NIỀM
           nào. Cũng từ sự động viên của hai anh, tôi đã cùng các anh chị em văn
           nghệ tại Cần Thơ cộng tác với Đài Phát thanh Cần Thơ để thực hiện
           “Chương trình thi văn Về Nguồn”, hoạt động liên tục từ năm 1968 cho
           đến tháng 4 năm 1975.
              2.

              Từ sau 1975, anh em chúng tôi như những nhánh sông đời trôi về vạn
           nẻo. Nhóm Về Nguồn xẻ đàn tan nghé, mỗi người một cuộc đời riêng. Tôi
           mỏi mòn chạy theo ”nghiệp dĩ”, gắn với nghề dạy học. Con đường xa tăm
           tắp, nặng nợ áo cơm, thêm bao nhiêu đổi thay sau ngày miền Nam giải
           phóng, đã làm cằn  khô trong tôi những ước mơ, nhiệt tình về văn nghệ.
           Đôi khi nhớ quay quắt kỷ niệm một thời, nhớ bạn bè... nhói lòng, nhưng
           cũng cố quên... Với ước mơ ngày đất nước thanh bình của một người trẻ
           lớn lên từ ly loạn, trong bài viết nhân kỷ niệm 7 năm (1971) thành lập
           nhóm Văn nghệ Về Nguồn- một nhóm văn nghệ học trò- tôi đã nói lên
           cảm xúc tự lòng mình: “Ngày nào thôi làm văn nghệ,tôi sẽ bắt chước Kiều
           Phong, đưa A Châu về bên kia ải Nhạn Môn quan chăn cừu độ nhật. Kiều
           Phong rửa tay gác kiếm,bỏ một bên những ân oán giang hồ. Tôi sẽ hứa
           với nàng là chẳng làm thơ nữa, nếu có chăng là đặt vài câu lục bát để
           nàng thay ca dao hát ru con ngủ”. Cái ước mơ mang hơi thở “kiếm hiệp
           Kim Dung” có pha chút ngông nghênh thời trai trẻ đến hôm nay phần
           nào đã bị thời gian ma chiết. Nhưng cũng có lẽ chính  ước mơ nầy  đã
           thắp lại  ngọn lửa nhen nhúm trong lòng. Một điều lạ là những năm đầu
           tiên sau 1975, tôi lại gặp anh Kiên Giang nhiều hơn. Anh thường xuống
           Cần Thơ và lần nào cũng ghé nhà tôi. Trong những lần đó, anh luôn động
           viên phải gắng “giữ lửa”, gắng đi tiếp con đường văn nghệ. Cũng trong
           những lần đó, tôi mới hiểu thêm một phần về sự thủy chung, ân nghĩa
           trong  trái tim nhà thơ lớn. Lần nào, anh cũng rủ tôi (có khi có cả anh Lê
           Hà Uyên), đến thắp hương cho cố nhân trong bài thơ “Hoa trắng thôi cài
           trên áo tím”. Trong ngôi nhà nhỏ nằm phía sau nhà thờ Chánh tòa Cần
           Thơ, anh thường ngồi yên lặng nhìn lên chân dung người đã mất sau làn
           khói hương nghi ngút. Hai người con của chị hiện sống ở đây - đều là
           giáo viên- rất hiền lành, mực thước, rất quí trọng nhà thơ và gọi anh là
           cậu. Một điều cũng rất lạ là tên anh em trong gia đình đều bắt đầu bằng
           vần Tr.( Ba của các em cũng có tên Trinh, giống như tên nhà thơ Kiên
           Giang). Có phải chăng từ một góc sâu thẳm trong trái tim người con
           gái xóm đạo vẫn là nỗi hoài niệm khôn nguôi về một mối tình thời học
           trò thơ dại?

                                         221
   213   214   215   216   217   218   219   220   221   222   223