Page 213 - 60 nam chu nghia & noi niem
P. 213

60 NĂM, CHỮ NGHĨA VÀ NỖI NIỀM                            LÊ TRÚC KHANH
           cơm, người ra đi theo tiếng gọi “lên đường” vừa trở về thành phố, người
           có những năm tháng sống trong lòng đô thị miền Nam... chúng tôi gặp
           nhau cùng chung dòng suy nghĩ: “Tất cả chúng ta là đồng môn”. Năm
           đó, đông vui hơn lúc nào hết vì thầy và trò của một thời qua vẫn còn
           khỏe mạnh: Thầy Nguyễn Văn Đối, thầy Lâm Văn Ba, thầy Trần Thượng
           Tư, thầy Nguyễn văn Kiết....bên cạnh những học trò mà tên tuổi cũng đã
           đi sâu vào lòng dân tộc: Lưu Hữu Phước, Tạ Thanh Sơn, Hồ Bông, Trần
           Kiết Tường, Viễn Phương, Nguyễn Văn Tây, Lưu Phương Thinh, Võ Sáng
           Nghiệp... Đương nhiên, không thể thiếu được anh học trò Trường Collège
           de CanTho năm nào: Phạm Minh Tày, tức nhà văn Sơn Nam.
              Ở thời điểm nầy, Sơn Nam còn khỏe mạnh và trí nhớ vô cùng phong
           phú. Anh viết cho tập san “Trường chúng tôi” bài “Trung học Cần Thơ
           những năm 1938-1942”, nhắc lại kỷ niệm một thời học trò áo trắng.
           Trong những ngày về Cần Thơ, chúng tôi có dịp trao đổi về ngôi trường,
           về chuyện học hành thi cử của học sinh, và cả những chuyện thời sự văn
           nghệ lúc bấy giờ. Không ít lần, anh đứng tần ngần ở phía tường ngăn
           cách ngôi trường với con đường Võ Tánh ngày xưa (nay là đường Trương
           Định). Anh nhắc lại những năm học nội trú, phía tường nầy có cây mít
           bên ngoài, tàng lá xum xuê. Đây cũng là nơi mỗi đêm, những anh học
           sinh “cô-le” lén giám thị, trèo tường ra phố và cũng không ít lần, đến
           khuya khi theo ngã cây mít trở về trường, cứ ngỡ là bình yên vô sự, thế
           mà khi vừa đặt chân xuống đất, thì thầy Giám thị đã đứng cạnh từ lâu!
              Cây mít năm xưa đã đi vào quá vãng theo bao lớp học trò cũng là bóng
           chim tăm cá. Và hôm nay, thêm một người học trò - một nhà văn lãng
           tử- đi vào cõi vĩnh hằng. Ngôi trường vẫn còn đây, vẫn vững vàng qua
           giông bão thời gian. Có phải chăng trong  từng viên gạch, từng dãy hành
           lang, từng nhịp cầu thang gỗ... sẵn sàng làm “chứng nhân lịch sử” cho
           những người bạn đồng môn lớn của chúng ta: thời học trò cũng nghịch
           ngợm, tinh quái không kém gì ai, nhưng cũng bậc nhất tài hoa và khi có
           tiếng gọi quê hương thì sẵn sàng “đứng lên đáp lời sông núi” ? Bên cạnh
           những con người như thế, có Sơn Nam - hạt bụi vàng- trong cái vô cùng
           của phù sa sông Hậu.
              3.
              Là một giáo viên dạy Văn, tôi vô cùng  vui mừng khi trong giai đoạn
           cải cách giáo dục những năm 80, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã mạnh dạn
           đưa vào chương trình Văn học 12 tác phẩm “Bắt sấu rừng U Minh Hạ”
           của Sơn Nam. Thế nhưng cái chưa “mạnh dạn” là chắc chắn giáo viên

                                         216
   208   209   210   211   212   213   214   215   216   217   218