Page 212 - 60 nam chu nghia & noi niem
P. 212

LÊ TRÚC KHANH                                 60 NĂM, CHỮ NGHĨA VÀ NỖI NIỀM
           Uyên - anh tôi - và tôi. Cũng từ đó, anh em chúng tôi đuợc gặp nhà văn
           Sơn Nam, ông hết lòng khuyến khích và xem chúng tôi như những người
           bạn vong niên, dù tôi nhỏ hơn anh đến  hơn 20 tuổi.
              Cùng với Kiên Giang, nhà văn Sơn Nam nhiều lần về Cần Thơ và nơi
           hai anh tìm đến là nhà tôi- căn nhà vách lá, lợp tole nằm khiêm tốn trong
           một con hẻm nhỏ  của thành phố Cần Thơ. Anh thích nằm đưa kẽo kẹt
           trên chiếc võng làm bằng vải bố của má tôi nối qua hai cây cột dầu vuông.
              Năm  1970,  khi  chúng  tôi  thực  hiện  Tạp  chí  Khơi  Dòng,  một  hoạt
           động khác của giới văn học ở miền Tây, thì hai người đóng góp sáng tác
           trước tiên mà không hề đặt bất kỳ một yêu cầu nào về  nhuận bút, vẫn
           là Sơn Nam và Kiên Giang. Nguyệt san Khơi Dòng số 1 với chủ đề “Mùa
           xuân và con người”, xuất bản vào tháng Giêng 1970, trên đó có bài thơ
           “Lúa sạ Miền Nam” của Kiên Giang và truyện “Người đẹp Cần Thơ” của
           Sơn Nam. Có lẽ,theo ngôn ngữ hiện nay, thì phải gọi đây là ký hoặc là tự
           truyện mới chính xác. Tác giả kể về một nữ sinh Cần Thơ, sinh cuối năm
           1932 và mất tháng 6 năm 1950. Cô nữ sinh nầy sớm có năng khiếu văn
           chương, làm thơ, làm văn lúc mới hơn 10 tuổi. Nhưng cô vẫn không vượt
           khỏi qui luật muôn đời “tài hoa bạc mệnh”. Di vật còn để lại cho đời một
           quyển tập học trò dày hơn trăm trang với những sáng tác của cô, viết
           trong những năm tháng quê hương còn mịt mù lửa đạn. Truyện ngắn nầy
           của Sơn Nam trước đó, chưa hề đăng trên bất kỳ một tờ báo nào và sau
           đó, tôi cũng không thấy nó xuất hiện lần thứ hai. Có lẽ, nhà văn muốn
           giữ lại chút tình riêng cho đất Cần Thơ, nơi mà một thời ông là học sinh
           với bao nhiêu ước mơ tuổi trẻ ?
              Mới đó mà đã hơn 40 năm trôi qua. Khi còn sống, nhiều lúc má tôi hỏi:
           “Cái ông nhà văn ôm cặp da thiệt bự chuyên đi bộ đó, sao lúc nầy không
           thấy xuống thăm tụi bây ?” Anh em tôi chỉ cuời mà không trả lời. Hồi đó-
           nói như một số anh em làm văn nghệ - Lên Sài Gòn cứ thấy ông nào đầu
           bạc, ôm cặp da, đi lầm lũi trên đuờng, thì 90% đó là nhà văn Sơn Nam”!
           Cách nhìn có vẻ hài hước nầy lại là sự thật, mà suy cho cùng, đã nói lên
           được cái cách sống bất cần đời của một nhà văn Nam Bộ.
              2.
              Năm 1975 (1987), lần đầu tiên Trường THPT Châu Văn Liêm tổ chức
           lễ kỷ niệm 70 năm- Trung học Cần Thơ. Tháng ba, thành phố CầnThơ
           đỏ rực sắc màu hoa phượng trên Đại lộ Hòa Bình, nắng trong xanh giữa
           sân trường yêu dấu. Chúng tôi gọi đây là “lần đoàn viên trong nụ cười
           và nước mắt”. Bao thế hệ học trò trôi giạt giữa dòng đời, nặng nợ áo

                                         215
   207   208   209   210   211   212   213   214   215   216   217