Page 214 - 60 nam chu nghia & noi niem
P. 214
LÊ TRÚC KHANH 60 NĂM, CHỮ NGHĨA VÀ NỖI NIỀM
nào lúc đó dạy Văn cũng ngầm hiểu là tác phẩm nầy không bao giờ nằm
trong phần cho đề thi tốt nghiệp. Và đáng tiếc hơn, trong những đợt cải
cách lần sau, “Bắt sấu rừng U Minh Hạ” đã không còn chỗ đứng! (Nói
đúng hơn, nó chỉ còn là bài đọc thêm trong bộ SGK Ngữ Văn Ban KHXH
và NV).
Chúng ta muốn giáo dục học sinh lòng yêu quê hương đất nước, lòng
tự hào dân tộc, thế mà thế hệ trẻ hôm nay không hiểu gì về thời khai
hoang mở cõi. Để có được một “địa đàng xanh”, một vùng “nước bạc cơm
vàng”, một “vựa lúa của cả nước” hôm nay đâu phải là điều đơn giản.
Máu, mồ hôi của bao bậc tiền hiền đã nhỏ xuống đất nầy, để cho bóng
đèn mù u đổi thành nguồn điện sáng. Những điều đó- tôi nghĩ- chỉ cần
cho học sinh đọc quyển “Hương rừng Cà Mau” của Sơn Nam là các em
đã thấm thía được cái nghĩa, cái tình của người và đất phương Nam.
Hơn thế nữa, chúng ta đừng quên Hương rừng Cà Mau- nói chung,
và Bắt sấu rừng U Minh Hạ- nói riêng, được viết ra trong thời kỳ đất
nước còn chia cắt. Chính quyền miền Nam lúc đó không muốn nhắc nhớ
những từ như U Minh, vì nó gợi lại cả quá khứ hào hùng của quân dân
ta thời chống Pháp dưới sự lãnh đạo của Việt Minh. Sơn Nam là một trí
thức hoạt động hợp pháp tại nội thành, ông nhắc lại những địa danh thân
thương U Minh, Chắc Băng,Trèm Trẹm... thông qua những sáng tác viết
về miền Nam, là một cách tuyên truyền khéo léo và hữu hiệu trong cuộc
đấu tranh trực diện với quân thù. Thế thì “hạt bụi nghiêng mình nhớ đất
quê” bằng tài năng và cả dũng khí nữa, có đáng cho thế hệ đi sau nhắc
nhở và trân trọng ?
4.
Tựa đề bài viết nầy là một “câu chữ” trong bài hát nói “Ông phổng
đá” của nhà thơ Tam Nguyên Yên Đổ. Theo một giai thoại văn học, ông
viết bài thơ nầy lúc đang dạy học tại nhà Tổng đốc Hoàng Cao Khải. Khi
thực dân Pháp xâm lược nước ta, Nguyễn Khuyến chọn thái độ bất hợp
tác, lấy cớ đau mắt để từ quan. Thực dân Pháp ngẫm sai Hoàng Cao Khải
theo dõi ông bằng cách mời ông ra dạy học cho con mình. Chung quanh
họ Hoàng bấy giờ là bọn tân quan mũ cao áo rộng, chỉ biết tuân phục kẻ
thù đổi lấy hư danh. Khi vào ra nhà Hoàng Cao Khải, họ nhìn thấy nhưng
không biết ông già đầu bạc dạy học ấy là ai mà cứ âm thầm lặng lẽ như
một tượng đá. Từ cái thắc mắc của những người trẻ chưa thấy Thái sơn,
Bắc đẩu ấy, Nguyễn Khuyến sáng tác bài thơ “Ông phổng đá”, trong đó
có hai câu:
217