Page 210 - 60 nam chu nghia & noi niem
P. 210
LÊ TRÚC KHANH 60 NĂM, CHỮ NGHĨA VÀ NỖI NIỀM
3.
Vẫn buổi chiều Cần Thơ, tôi đứng trên bến Nhị Kiều trông vời chiều
mưa Cái Khế. Mây nặng nề lũng thấp. Đã từ lâu tôi thường hay thắc mắc
nước bèo mây gió ấy rồi có đi về ngang quê hương tôi không? Nhưng lần
nầy tôi lại muốn biết nó có đến Bắc Đuông không, đến trong đôi mắt rạng
đông của người tình yêu dấu. Lòng bỗng ngùi ngùi khi nhớ Thôi Hiệu
nghìn xưa. Ôi, “Yên ba giang thượng sử nhân sầu”....
Cần Thơ, vào thu 1970
Bài nầy tôi viết cho tập thơ đầu tay của Phạm
Hữu Quang, ấn phẩm thứ 14 của Cơ sở xuất bản
Về Nguồn năm 1970, lúc nầy Quang còn là một
học sinh trung học. Anh học trò hiền lành nhút
nhát đó gặp tôi ở Cần Thơ trong một buổi chiều
mưa. Hoàn cảnh gia đình của Quang càng làm
tôi xúc động hơn. Trái tim Quang dành trọn cho
người mẹ nghèo, gian khổ ở Bắc Đuông đã âm
thầm hy sinh cả một thời xuân sắc cho những đứa
PHẠM HỮU QUANG con mình.
Đâu chỉ riêng tôi, mà Hà Huy Thanh, Trân Khanh, Lăng Cảnh Huy,
Phương Giang, Nguyễn Hữu Phương, Lê Hà Uyên, Huyền vân Thanh…
và tất cả những người bạn trong nhóm Về Nguồn đều dành cho Quang
lòng yêu thương và sự trân trọng một tài năng.
Sau 1975, anh em ít có dịp gặp nhau. Tôi gần như giã từ văn chương
để lao vào cuộc mưu sinh vì cơm áo gia đình. Đôi lần gặp lại, nhận thấy
Quang đã trưởng thành hơn, có tiếng tăm ở đất An Giang, nhưng nét
thư sinh ngày nào đã dần phai nhạt. Quang có gởi cho tôi một tấm ảnh,
đúng chất giang hồ thứ thiệt! (chớ không phải giang hồ vặt như Quang
tự nhận trong một bài thơ !). Dù vậy, trong quyển hồi ký nhỏ bé nầy, tôi
vẫn muốn giữ hình ảnh anh học trò Phạm Hữu Quang trong những năm
70 thế kỷ XX.
Giữ để nhớ những năm tháng ngạt ngào kỷ niệm, để cứ sống trong
hồi ức là Phạm Hữu Quang vẫn còn tồn tại đâu đó giữa cuộc đời qua
những dòng thơ tài hoa, đậm đà tình yêu quê hương, đất nước.
Cần Thơ, tháng Chạp
213