Page 205 - 60 nam chu nghia & noi niem
P. 205

60 NĂM, CHỮ NGHĨA VÀ NỖI NIỀM                            LÊ TRÚC KHANH
           Hà Huy Thanh, Thanh Trân, Thanh Điệp và Đỗ Thanh Hoàng gia nhập
           nhóm Về Nguồn và đã có nhiều bài đăng trên thi tuyển của nhóm cũng
           như trên các tuần san, tạp chí ở miền Nam. Mùa xuân năm đó, trước cơn
           binh biến Mậu Thân, bạn bè tôi đã có những ngày vui mà cả đời không
           thể nào quên. Hai ấn phẩm ra đời trong thời gian kỷ lục: tuyển tập thơ
           “Giấc  lửa”  với  các  tác  giả:  Lê  Trúc  Khanh,  Lê  Uyên  Sơn,  Huyền  Vân
           Thanh, Hà Huy Thanh, Vũ Phan Trần, Nguyễn Hoài Vọng, Lê Hà Uyên,
           Thông Xanh, Lê Viễn Xứ... và tờ tin trong đêm họp mặt mang tên “Góp
           lửa” với 45 thành viên Ban Văn nghệ- Báo chí trường Phan Thanh Giản.
           Phải nói người có công đầu cho cả hai ấn phẩm nầy là anh Lê Hoàng Viện
           (Huyền Vân Thanh)... Anh vừa đảm nhiệm việc đánh stencils, vừa cùng
           các bạn khác trình bày, rồi in ronéo, kiêm cả việc đóng tập, dán bìa. Hai
           ấn phẩm của thập kỷ 60 chắc chắn không đẹp như kỹ thuật in ấn hôm
           nay, mực in đôi chỗ nhòe nhoẹt, bài viết vội vàng… mà sao quá đổi yêu
           thương và trân trọng.
              Dòng cuối của tờ báo vẫn còn ghi rất cụ thể: Cần Thơ, đêm 23 rạng
           24 tháng giêng Dl 1968. Mới đó mà đã 47 năm trôi qua như giấc mộng.
           Thầy bạn chúng ta ngày nào như: Thầy Lai Thanh Tòng (Thông Xanh),
           các bạn Trịnh Ngọc Thảo (Cỏ May), Phạm Trường Giang, Hồ văn Khê, Hà
           Huy Thanh, Lăng Cảnh Huy, Lê Công Tâm (Đặng Thư Cưu), Mai Huỳnh
           Văn… và còn ai nữa đã ”rong chơi cuối trời quên lãng” ?
              Rồi - hôm nay thêm Nguyễn Hoài Vọng ra đi. Chàng thư sinh gầy gò,
           ốm yếu đó có một nội lực sáng tác thật vô cùng. Năm 1970, khi chúng tôi
           thực hiện tờ Nguyệt san Khơi Dòng, đã giao Vọng làm Tổng thư ký tòa
           soạn. Một mình Vọng chạy ngươc chạy xuôi, vừa sửa bài tại nhà in “Cần
           Thơ ấn quán”, vừa chọn, đọc bài và trả lời thư độc giả. Thời điểm nầy,
           là lúc anh em chúng tôi “rã đàn tan nghé”. Anh Huyền Vân Thanh đang
           ở Ngã tư Cây Dương nặc nồng tử khí, Thanh Điệp thì làm lính gác cầu
           Phụng Hiệp, Lăng Cảnh Huy đang đóng quân tại chiến trường Chương
           Thiện, Hà Huy Thanh  bị giam ở quân lao vì... bỏ ngũ, rồi sau đó trở về
           làm lính giữ đài Phát thanh Cần Thơ. Bản thân tôi phải lao vào cuộc mưu
           sinh với nghề dạy học, vừa lo vận động tài chánh để tờ Khơi Dòng sống
           được và lo cho chương trình thi văn mỗi tuần trên Đài Phát thanh Cần
           Thơ.
              Cơm áo- chiến tranh- làm bao nhiêu ước mơ một thời học trò trong
           sáng hồn nhiên trôi vào quá vãng. Ngậm ngùi khi đọc lại một dòng ngắn
           trên nguyệt san Khơi Dòng số mùa xuân Canh Tuất 1971:

                                         208
   200   201   202   203   204   205   206   207   208   209   210