Page 206 - 60 nam chu nghia & noi niem
P. 206
LÊ TRÚC KHANH 60 NĂM, CHỮ NGHĨA VÀ NỖI NIỀM
Cơ sở xuất bản văn nghệ Về Nguồn
Sẽ gới thiệu
TRÔI DẤU BÈO SAO
Thơ Nguyễn Hoài Vọng
Nhưng điều nầy đã không bao giờ trở thành hiện thực. Sau tập thơ
đầu tay “Trong nỗi nhớ đời” của Vọng, anh em ao ước tiếp tục xuất bản
thơ của các bạn trong nhóm, nhưng rồi hệ lụy cuộc đời đã làm băng hoại.
Như bao nhiêu người trẻ miền Nam khác, chúng tôi sinh ra và lớn lên
trong thời binh lửa, sống hôm nay mà chưa biết ngày mai. Năm 1970-
trước cả “Mùa hè đỏ lửa” - Vọng đã vào trường bộ binh Thủ Đức rồi sau
khi tốt nghiệp khóa 6/70, tiếp tục theo dòng đời trôi dạt đến Phú Phong,
một quận thuộc tỉnh Bình Định (Qui Nhơn), sau đó lại đến Pleiku. Tháng
4/1975, chàng thiếu úy quân y theo đoàn người di tản trở lại quê nhà.
Từ sau 1975, Vọng hầu như không có bất kỳ sáng tác nào nữa, mà mỗi
ngày gò lưng trên chiếc xe đạp cũ đến điểm sửa đồng hồ ở Bến xe mới
mưu sinh độ nhật. Điều đó, như lời dự báo cuộc đời nhà- thơ -lãng- tử
tựa một dấu bèo sao, trôi giữa dòng sinh mệnh đầy nghiệt ngã để cuối
cùng trở lại nguồn xưa…
Có một chuyện vui mà anh em thường nhắc lại: Trong những năm
làm văn nghệ trước 1975, hai anh Kiên Giang, Sơn Nam thường xuống
Cần Thơ gặp gỡ và giúp đỡ chúng tôi. Nhớ nhất là lần ra mắt nguyệt
san Khơi Dòng, tổ chức tại quán cà phê Mây Hồng nằm trên đường Hải
Thượng Lãn Ông. Nguyễn Hoài Vọng trong Ban tổ chức, tiếp đón bạn bè
khắp nơi về họp mặt. Khi Nguyễn Hoài Vọng ngồi cạnh nhà văn Sơn Nam,
thì giống hệt như một bản sao! Vọng cũng gầy, cũng ”khô” như Sơn Nam
nên bạn bè thường trêu chọc: Đây là “con riêng” của Sơn Nam! Vọng chỉ
cười hiền lành, nhỏ nhẹ: “Ừ, giống thiệt!”. Ngay cả những ngày cuối đời,
khi tôi cho Vọng xem tấm hình tôi chụp để gửi cho các bạn đồng môn,
Vọng cũng gật gù: “Sao tui càng già càng giống ông Sơn Nam!”. Bây giờ,
có lẽ hai người đã gặp nhau ở một cõi bình yên. Ở đó, không có nỗi lo
về khổ nghèo, bệnh tật... mà chỉ có thơ, có rượu và bao ước mơ về hạnh
phúc, tương lai đang mùa đơm hoa kết trái. Vọng ơi, nơi đó có giống và
đẹp long lanh như thời học trò xưa ở trường Phan Thanh Giản ?
2.
Tôi đến thăm Nguyễn Hoài Vọng những ngày nằm bệnh trong ngôi
nhà cấp 4 hẻm 103 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (xưa là hẻm “18 căn” đường
Phan Thanh Giản) thuộc quận Ninh Kiều. Căn nhà nầy vốn là “Nhà tình
209