Page 228 - 60 nam chu nghia & noi niem
P. 228
LÊ TRÚC KHANH 60 NĂM, CHỮ NGHĨA VÀ NỖI NIỀM
hôm nay không còn thấy nữa. Hơn 40 năm qua, giọng ngâm quen thuộc
của Về Nguồn đi đâu, về đâu? Nơi buôn bán ngày xưa của chị cũng đổi
thay, không còn dấu vết. Vẫn mong chị lên tiếng để chúng ta còn gặp
lại. Tô Thùy Uyên hồi đó đã có máy ảnh tốt và đã ghi hình cho nhiều
người, trong khi riêng chị thì chẳng để lại tấm hình nào cho bạn bè thân
thuộc.Còn Phạm Trường Giang thì sau khi rời quân ngũ, trở về sống đời
nông dân ở đất Phong Điền. Anh học trò, anh lính trẻ có giọng ngâm
thơ khá tốt ấy đã cố tình lãng quên một thời thơ mộng, quên cả tập thơ
“Mưa trong mắt lá” viết chung với Trần Hòa Nhã năm nào. Cuộc sống vất
vả, gian nan đã giết đi khát vọng thời trai trẻ và Phạm Trường Giang đắm
mình trong những cơn say. Vài năm trước, anh Phan Tấn Muôn, một nhà
giáo mà tôi quen biết (nay đã mất) khi gặp tôi, anh nói: “Ông hay gì chưa,
thằng P.T.Giang cháu tôi nó xuất ngoại đi Mỹ rồi, nhưng là Mỹ Khánh
(nghĩa trang nhân dân Cần Thơ)!”
Một buổi thu âm tại Đài PTTH Cần Thơ trước 1975.
Từ trái qua: Lê Tiến Minh, Minh Phước, Kim, Huỳnh Ngọc Ẩn, Hà Huy Thanh.
Lại thêm một chút ngậm ngùi bởi cái vô thường trong kiếp nhân sinh.
Giống như khi nghe tin nhà thơ Trần Kiêu Bạt bị tai nạn giao thông qua
đời trên đất Mỹ. Anh là một cộng tác viên thường trực của chương trình
thi văn Về Nguồn và tập san Khơi Dòng, luôn có mặt tham gia các hoạt
động văn nghệ trong thời gian sống tại Cần Thơ. Đâu chỉ bao nhiêu, em
gái anh, Ánh Nguyệt, cũng là một giọng ngâm đã góp tiếng với Về Nguồn
từ khoảng 1973 về sau. Nguyệt thì cũng sớm chia tay cõi tạm trần gian
năm 2003. Rồi lại nhớ Nguyễn Huy Chương, anh lính không quân quê
nhà Châu Đốc. Chương đến với Về Nguồn từ khoảng 1970, là một giọng
231