Page 234 - 60 nam chu nghia & noi niem
P. 234

LÊ TRÚC KHANH                                 60 NĂM, CHỮ NGHĨA VÀ NỖI NIỀM














           NHỮNG VẾT CẮT


           THỜI GIAN




                 hế hệ chúng tôi lớn lên khi quê hương chìm trong khói lửa. Những
              Thệ lụy của cuộc chiến đâu chỉ trên chiến trường, ngoài xã hội, mà
           nó còn len lỏi tới những vùng bình yên nhất: đó là mái trường mà chúng
           tôi một thời gắn bó với thầy cô, bè bạn cùng trang lứa. Khi anh học trò
           bước sang tuổi mười tám, chỉ cần rớt kỳ thi Tú tài 1 là chiến trường réo
           gọi. Nhưng vượt qua ngưỡng nầy, mà không đạt trong kỳ thi Tú tài 2 thì
           lại cũng tiếp tục theo bạn bè ra chiến trận. Đó là những chuyến đi mà
           ngày trở về không hẹn được, có thể nằm lại vĩnh viễn ở một góc rừng xó
           núi miền Trung hay trên những cánh đồng bạt ngàn, những vùng quê
           heo hút ở miền Nam. Ngay cả khi đã thi đỗ và tốt nghiệp Đại học, ra
           trường công tác, nhưng trong giai đoạn Tổng động viên vẫn phải trình
           diện tại Trung tâm nhập ngũ của một vùng chiến thuật, theo lệnh gọi
           chung từ Bộ Quốc phòng miền Nam trước 1975.
              Chính những nỗi băn khoăn nầy, đã làm cho một lớp trẻ có khuynh
           hướng sống bất cần đời mà thời đó gọi là “yêu cuồng sống vội”. Họ bất
           chấp ngày mai, lao vào ăn chơi trác táng, đắm mình trong men rượu,
           trong khói thuốc dẫn đường tới cần sa, bạch phiến… Nhiều người như
           thế, đã ra đi với số lượng nhiều không kém người chết ở chiến trường.
              May mắn hơn, tôi và một số bạn bè vẫn ở lại thành phố, làm một công
           chức bình thường hoặc theo nghề dạy học. Chúng tôi đã gởi tâm sự mình
           vào những sáng tác thơ văn, âm nhạc... vừa để quên đi những ám ảnh
           của chiến tranh, vừa để bày tỏ sự đồng cảm với nỗi mất mát đau thương


                                         237
   229   230   231   232   233   234   235   236   237   238   239