Page 83 - 60 nam chu nghia & noi niem
P. 83

60 NĂM, CHỮ NGHĨA VÀ NỖI NIỀM                            LÊ TRÚC KHANH
           thơ sáng tác nên bài thơ tình trên. Nhưng mãi đến ngày mừng sinh nhật
           81 tuổi, chính Kiên Giang - Hà Huy Hà mới công bố trước nhiều người
           bức di ảnh của người yêu cũ. Gọi là người yêu cũ nhưng tình yêu đó trong
           ông không hề tàn phai bởi nó đã theo ông từ thời thanh niên đến tuổi xế
           chiều. Và người nữ trong “Hoa trắng thôi cài lên áo tím” mãi mãi là tình
           yêu trong sáng, đẹp đẽ nhất đời ông. Đó là một cô gái Cần Thơ tài hoa,
           ngoan đạo, nhưng cuộc đời cũng không kém long đong.
              Con đường Phan Đình Phùng - một trong những con đường xưa nhất
           nằm ở trung tâm thành phố Cần Thơ. Thời gian đã in rõ dấu ấn đổi thay,
           xòa mờ đi những vết tích một thời. Cuối đường, nằm bên tay phải là
           UBND Phường An Lạc. Nơi đây, đã từng có một ngôi trường tư thục, để
           từ đó anh học trò thi sĩ mang tới cho đời những dòng thơ ngọt ngào mà
           đầy nuối tiếc. Đến ngã ba cầu Xéo, thêm một đoạn đường ngắn là đến
           nhà thờ Chánh tòa uy nghi, trầm mặc. Qua nhiều lần trùng tu, ngôi giáo
           đường cũng có nhiều đổi thay, nhưng gác chuông nhà thờ - dù đã không
           còn ở vị trí cũ - vẫn gợi trong lòng ta hình ảnh một thời.Ta liên tưởng anh
           học trò năm 40 thế kỷ trước đứng bâng khuâng khi chợt trông thấy dáng
           cô bạn gái với chiếc áo bà ba trắng vừa qua khuất lầu chuông:
              Thuở ấy anh hiền và nhát quá.
              Nép mình sau gác thánh lầu chuông
              Để nghe khe khẽ lời em nguyện
              Thơ  thẩn chờ em trước  thánh đường.

              Bên cạnh nhà thờ, là con hẻm nhỏ dẫn vào nhà cô học trò xưa. Xóm
           đạo bình yên, nay đã rộn ràng hơn, cửa nhà san sát. Nhưng mấy ai biết
           được nơi nầy đã khởi đầu cho một mối tình thơ?
              Tôi lại trở về đây, khi Kiên Giang đã vào cõi trường sinh - căn nhà nhỏ
           trong hẻm nhà thờ - nơi có một cô gái Cần Thơ đã tạo nguồn rung cảm
           cho một bài thơ bất tử. Những đứa con của người trong cuộc giờ đã thành
           nhân, ngôi nhà cũng đã sửa sang lại khang trang, đẹp đẽ hơn nhiều, so
           với cái thời Kiên Giang “ghé ngang Cần Thơ, xin phép má của NH. để tâm
           tình suốt đêm với NH. bên ánh đèn dầu”. Nhưng cũng chính nơi nầy, sau
           năm 1999, nhà thơ nhiều lần trở lại để hoài niệm người xưa. Tôi không
           quên được, những lần cùng anh tới viếng người đã khuất.
              Kiên Giang còn kể lại, đầu năm 1999 Hãng phim truyền hình TP.HCM
           (TFS) thực hiện một bộ phim tài liệu về ông mang tên “Chiếc giỏ đời
           người”, trong kịch bản có một cảnh quay tại Cần Thơ. Khi ông và ê kíp

                                          86
   78   79   80   81   82   83   84   85   86   87   88