Page 82 - 60 nam chu nghia & noi niem
P. 82

LÊ TRÚC KHANH                                 60 NĂM, CHỮ NGHĨA VÀ NỖI NIỀM
              E lệ em cầu kinh nhỏ nhỏ
              Thẹn thùng anh đứng lại không đi

              Cứ như thế, hai con người - một mối tình lặng thầm bên nhau cho đến
           Cách mạng tháng 8/1945. Anh Trinh về quê tham gia kháng Pháp, ngậm
           ngùi chia tay Cần  Thơ và cô bạn học mà không có một lời hứa hẹn. Thế
           mà khi anh học trò nghèo ngồi ở bến xe Cần Thơ đợi chuyến thì cô bạn
           học đã gửi cho anh tiền xe mà chắc chắn trong đó, có cả trái tim mình.
              Bãi trường tết không tiền về xứ
              Ngồi bến xe khuya ngóng bạn bè
              Em lén trao anh  tiền bỏ ống
              Nè anh lấy đỡ chút tiền xe...

              Lửa khói chiến tranh đã ngăn cách cả hai từ những năm dài biến
           động. Anh học trò xưa theo kháng chiến và lập gia đình. Trong khi đó,
           anh không hề hay biết, suốt những năm dài đen tối của quê hương, khi
           “Mùi diêm thuốc súng hòa hương khói - Chuông vọng niềm đau khóc thái
           bình”, thì cô NH. vẫn lặng lẽ chờ ai…
              Sau nầy, chính nhà thơ Kiên Giang tâm sự:
              Bài thơ “Hoa trắng thôi cài trên  áo tím” là tâm tình người trai ngoại
           đạo đối với cô gái có đạo. Mối tình học trò tinh khiết, ngây thơ, không
           nhuốm bụi trần. Năm 1944, tôi ở Cần Thơ học trường tư thục Nam Hưng,
           dốt toán nhưng giỏi luận chuyên làm bài giùm cho bạn cùng lớp, trong đó
           có NH - cô bạn dễ thương thường mặc áo bà ba trắng, quần đen, mang
           guốc mộc. Có những buổi tan học lẽo đẽo đi theo sau NH. đến tận nhà
           cô ở xóm nhà thờ. Cách mạng nổ ra, không có tiền đi đò về quê, NH. biết
           ý gửi cho, rồi tôi đi kháng chiến, gặp người quen trong đội quân nhạc
           nhắn: “Con Tám NH. vẫn chờ mày”. Điều xót xa (sau này mới biết) là
           trong những tháng ngày loạn lạc đó, NH. vẫn âm thầm chờ đợi tôi. Năm
           1955, nàng quyết gặp mặt tôi một lần rồi mới lấy chồng. Tình cảm cứ ám
           ảnh tôi khôn nguôi. Tôi đưa hình ảnh và tâm sự của hai đứa vào bài thơ
           Hoa trắng thôi cài trên áo tím, làm tại Bến Tre năm 1958. Sau tôi nghe
           tin NH. lấy chồng có con đầu lòng đặt tên là tên ghép lại của tôi và NH. vì
           thế chồng cô biết rất ghen tức. Chính vì lý do nầy tôi đổi bốn câu kết bài
           thơ này, giống như tống tiễn mối tình học trò trinh trắng.
              Từ lâu, những người thường xuyên tiếp xúc với Kiên Giang - Hà Huy
           Hà biết có một con người thật ngoài đời tạo nên nguồn rung cảm để nhà


                                          85
   77   78   79   80   81   82   83   84   85   86   87