Page 41 - LSDB xa Xuan Thuong
P. 41
rằm tháng Mười một hằng năm là ngày tế Thần. Từ đó trở đi
cha truyền con nối, các thế hệ kế tiếp nhau hơn 500 năm qua
đã thực hiện điều đó. Qua di huấn của tổ tiên ở các dòng họ,
qua các thư tịch cổ, cũng như sự lưu truyền trong Nhân dân,
Thành hoàng của xã là vị thần có trong tâm linh của mỗi
người, đó chính là vị thần Thượng đẳng tối linh, bát hương
thờ thần được đặt ở đình Cả trước đây. Hằng năm cứ đến
ngày rằm tháng Mười một, làng làm lễ tế Thần tại đình Cả,
tất cả các giáp đến tham gia, đó là việc làng.
Ở xã hiện nay có 14 dòng họ . Tất cả các dòng họ, từ
(1)
những họ có sớm nhất (năm 1482) đến các họ mới được hình
thành cách đây vài ba trăm năm đều còn giữ được gia phả.
Các cụ thủy tổ sáng lập ra các dòng họ là những con người
cụ thể; ngày sinh, ngày mất cũng như công đức của người
được xác định. Hằng năm đến ngày giỗ tổ của các dòng họ
(còn gọi là việc họ), con cháu các thế hệ về từ đường họ làm lễ
dâng hương. Với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn
quả nhớ người trồng cây”, Nhân dân ta bao đời nay coi ngày
giỗ tổ là ngày thiêng liêng, ngày của tấm lòng con cháu đối
với tiên tổ. Sống trong chế độ phong kiến, Nhân dân ta còn
muôn vàn khó khăn, song mọi người vẫn chung lưng đấu cật
đóng góp tiền của, công sức để xây dựng, nâng cấp từ đường
nơi thờ tổ, chăm lo, tu bổ, tôn tạo phần lăng mộ, sắm sửa
đầy đủ tiện nghi trong từ đường để phục vụ cho việc tế, lễ
tổ hằng năm. Hiện nay, ngày giỗ tổ (việc họ) hằng năm của
các dòng họ vẫn được duy trì và nâng cao lên về mọi mặt.
Trong ngày này, con cháu các thế hệ được xem và đối chiếu
tông đồ, gia phả, được nghe lịch sử tổ tiên và truyền thống
dòng họ. Hoạt động của các dòng họ ngoài mục đích cao cả
(1) Đó là các họ: Phạm, Đỗ, Nguyễn, Đặng, Mai, Vũ, Đinh, Lê, Hoàng,
Hồ, Trịnh, Bùi, Trần, Đoàn.
40