Page 71 - Sac Huong Que Nha
P. 71
Saéc Höông Queâ Nhaø
- Cụ Trần Đình Thoại (còn gọi là Trần Đình Phu), Á nguyên khoa Nhâm Tý (1912), người làng Thuận
Thái, trong văn kiện Sắc Phong Quang Lộc Tự Khanh (1926), đọc chữ 緝 là “Trấp”:
Nguyên văn: 鴻 矑 寺 卿 休 致 陶 仲 緝 陞 授 光 祿 寺 卿
Đã phiên âm: “Hồng Lô Tự Khanh hưu trí Đào Trọng Trấp thăng thọ Quang Lộc Tự Khanh.”
- Ông Trần Đình Diêm (bậc thâm Nho), người làng Tri Thiện, đọc Đào Gia Thế Phả Thành Thái Giáp Thìn
(1904) Đông Tục Tu, cũng gọi chữ 緝 là “Trấp”:
Nguyên văn: 擧 人 仲 緝 汝 宣 奉 攷
Đã phiên âm: “Cử nhân Trọng Trấp, Nhữ Tuyên phụng khảo.”
b/ Thêm vào đó, các văn kiện quan trọng viết bằng chữ Pháp và quốc ngữ, đều chép là Đào Trọng Trấp:
- Giấy căn cước cấp ngày 15- 7- 1924 tại Phan Thiết, bằng chữ Pháp, ghi là: “Nom, prénoms: Đào Trọng
Trấp.”
- Giấy chứng nhận cấp ngày 31- 3- 1926, góp tiền vào công quỹ giúp cho người nghèo, viết bằng chữ
Pháp, ghi là: “Certifie que Mr Đào Trọng Trấp, Tri Phủ a versé au Trésor, à titre de Contribution volontaire, une
somme de Trois cents france.” (Chứng nhận rằng ông Đào Trọng Trấp, Tri Phủ, tự nguyện bỏ vào kho bạc một số
tiền 300 phạc lăn…)
- Hai văn bản lập tại Huế, một là “Grand Empire d’ Annam” ký ngày 31- 1- 1928, và bản nữa ký ngày 24-
2- 1929, đều chép là Đào Trọng Trấp.
- Bản Phân Gia Sản, bằng chữ quốc ngữ, Nguyễn Thị Huệ Quang lập tại làng Vinh Thạnh, ngày 15- 5-
1946, Đỗ Chi chép, trang 1 ghi: “Cố phu tôi là Quang Lộc Tự Khanh Đào Trọng Trấp, làng Vinh Thạnh…”
c/ Ngoài ra, còn thấy một văn tự ấn ký tại Hà Nội, ngày 28- 12- 1920 lại chép là “Đào Trọng Tiệp”
[12] Quách Tấn, Nước Non Bình Định, trang 337, cho rằng câu “Tiếc công Bình Định xây thành” có trước
vì khoa đầu tiên của Trường thi Bình Định, năm Nhâm Tý (1852), người Quảng Ngãi giật thủ khoa. Ba khoa tiếp
theo là khoa Ất Mão (1855), Mậu Ngọ (1858), Tân Dậu (1861), ngôi thủ khoa mới về tay người Bình Định nên
câu “Tiếc công Quảng Ngãi đường xa” ra đời sau. Lập luận này trái với thực tế (hơn nữa, năm 1861, trường Bình
Định không mở thi, sĩ tử phảỉ ra Thừa Thiên dự thí, thủ khoa là Trần Văn Chuẩn ngưòi Thừa Thiên) và không
trùng khớp với kết quả thi cử trong Quốc Triều Hương Khoa Lục của Cao Xuân Dục.
[13] Một mẫu ta có diện tích bằng 5 công cấy, tức là phải 5 người thợ cấy làm việc trong một ngày mới
xong.
[14] Sáu tỉnh gồm: Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận.
Ñaøo Ñöùc Chöông 71