Page 68 - Sac Huong Que Nha
P. 68

Saéc Höông Queâ Nhaø


        mặt tại quê nhà. Theo lệ, người đỗ Tú tài được cấp làng đón rước, đậu Cử nhân được hàng tổng đón rước. Khi về
        tới địa giới của quê quán, vị tân khoa được hàng chức sắc và dân chúng ứng trực sẵn để đưa về tận nhà. Đám rước
        đông đảo, long trọng, cờ mở trống giong, tiền hô hậu ủng, “ngựa anh đi trước, võng nàng theo sau.”
               Thi đỗ, không những bản thân vị tân khoa được vinh dự mà thầy dạy học, cha mẹ, vợ con và họ hàng cũng
        được vẻ vang. Đúng với câu “dương thanh danh, hiển phụ mẫu.” Vì vậy, sự mến chuộng học hành đã trở thành
        truyền thống của dân tộc. Quan niệm “nhất sĩ nhì nông” đã ăn sâu vào lòng người, thể hiện qua câu ca dao:

                              Chẳng tham ruộng cả ao liền,

                              Tham vì cái bút cái nghiên anh đồ.
               Dân chúng cũng trọng khoa (đỗ đạt, học vị) hơn hoạn (làm quan), như trường hợp ông Cử Nhì Trần Đình
        Thoại (tức Trần Đình Phu) ở làng Thuận Thái (xã Nhơn An, huyện An Nhơn), nhà có hai anh em đều đỗ Cử nhân.
        Ông đậu Á nguyên (2/18) khoa Nhâm Tý (1912) nhưng từ chối không ra làm quan dưới thời Pháp thuộc. Tuy vậy,
        dân chúng vẫn nhất mực xin gọi bằng quan. Và được nhà họ Lê, giàu có danh giá nhất làng Thanh Giang (xã Nhơn
        Phong, huyện An Nhơn), kêu gả con với của hồi môn 100 công cấy ruộng [13], tức 20 mẫu ta.
               Thời ấy, mỗi khoa thi kéo dài hơn một tháng. Người dự thi, kẻ đi xem, thêm gia nhân và quyến thuộc lên
        đến hàng vạn người. Quán xá tuy chỉ dựng tạm thời nhưng rộ như nấm mọc. Trong những ngày ấy, con đường từ
        xã Nhơn Hòa về thành Bình Định đến chợ Gò Chàm qua lối bến đò Trường Thi, trở nên phức tạp. Chàng trai phải
        đưa người yêu của mình tới tận bến sông, đợi nàng bước lên đò, mới yên tâm trở về nhà, vì:

                              Đưa em cho tới bến đò,

                              Kẻo em thơ dại, “học trò” phỉnh em.
                                                            (Ca dao)
































                                                   H 6: Sông Trường Thi.

                                            (Ảnh: Trần Quang Kim, Cuongde.org)


            Ñaøo Ñöùc Chöông                                                                                  68
   63   64   65   66   67   68   69   70   71   72   73