Page 63 - Sac Huong Que Nha
P. 63

Saéc Höông Queâ Nhaø


               - Ở phủ Tuy Phước (trực tiếp coi 4 tổng, không có huyện) có Võ Văn Du người thôn Tùng Giản, Nguyễn
        Đại Hưng người thôn Đại Thạnh, Nguyễn Duy Viên người thôn Liêm Lợi.

               Các vị Tú tài này (12 người) tham gia lãnh đạo Phong trào Chống sưu kháng thuế, bị Bùi Xuân Huyến,
        Tổng đốc tỉnh Bình Định, đề nghị mức án từ trảm lập quyết, giảo giam hậu đến phạt trượng rồi đày Côn Đảo.



                       3    -  Các đóng góp khác:

                       a/   Danh nhân văn hóa:

               Trường thi Bình Định đã cống hiến một danh nhân văn hóa: ĐàoTấn (陶 進; 1845 - 1907), đỗ Cử nhân
        thứ 8/15 khoa Đinh Mão (1867), người thôn Vinh Thạnh, tổng Thời Tú, huyện Tuy Phước, phủ An Nhơn, tỉnh
        Bình Định; nay là thôn Vinh Thạnh 2, xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước. Ông vừa là nhà thơ, nhà văn, vừa là nghệ
        sĩ viết tuồng, nhà lý luận sân khấu. Nói đến nhân tài của tỉnh, người đời thường nhắc: “Bình Định có hai ông vua,
        Quang Trung vua võ, Đào Tấn vua văn.”

                       b/   Nhà thủy lợi:
               Trường thi Bình Định là nơi xuất thân của hai nhà thủy lợi:

               - Đào Trọng Tập (陶 仲 緝; 1876 - 1934), còn gọi là Trấp [10], đỗ Cử nhân thứ 17/18 khoa Quý Mão
        (1903), người thôn Vinh Thạnh, tỉnh Bình Định. Khoảng năm 1920, ông khai tạo Khẩu Tư còn gọi là khẩu mới
        Lưu Phật Tĩnh ở thôn Phú Mỹ xã Phước Lộc, đem nước vào đồng ruộng mênh mông của hai xã Phước Lộc và
        Phước Nghĩa huyện Tuy Phước. Từ đấy, cánh đồng trở nên trù phú, cấy được hai vụ, khỏi phải cầu mong nước
        trời.

               - Đặng Cao Đệ (鄧 高 弟; 1869 - ?) đỗ Cử nhân thứ 9/12 khoa Canh Tý (1990), người thôn Kỳ Sơn, xã
        Phước Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Khoảng năm 1930, ông cùng Quang lộc Tự khanh Đào Trọng Trấp
        (trước là Tập) ở thôn Vinh Thạnh, và nhân sĩ Tô Văn Phong ở thôn Công Chánh, xã Phước Nghĩa, đắp phân thủy
        bờ bạn Thông Chín ở làng Tấn Lộc (xã Phước Lộc), lấy nước dồi dào cho các khẩu trên bờ bạn.

                       c/   Các nhà canh tân:
               Trường thi Bình Định còn là nơi xuất thân của các nhà canh tân, ngấm ngầm hoài bão làm giàu đất nước,
        mở mang dân trí, giúp học sinh giỏi của tỉnh nhà du học. Họ lập ra Phước An Thương Hội, quy tụ các nho sĩ Bình
        Định:

               - Lê Doãn Sằn (黎 允 莘; 1877 - ?), đỗ Cử nhân thứ 7/15 khoa Nhâm Tý (1912), người thôn An Cửu, xã
        Phước Hưng, huyện Tuy Phước, giữ chức Hội trưởng.

               - Trần Trọng Giải (陳 仲 解; 1884 - 1946), đỗ Tú tài khoa Ất Mão (1915), người thôn Cảnh Vân (nay là
        Cảnh An), xã Phước Thành, huyện Tuy Phước, giữ chức Hội phó.

               - Hồ Sĩ Tạo (học vị và quê quán đã nói trên) được mời làm Cố vấn danh dự.

               - Đào Phan Duân (học vị và quê quán sẽ đề cập trong phần các bậc đại khoa) sáng lập viên, giữ chức Cố
        vấn sáng lập.


               - Tú tài Lâm Thúc Mậu (林 叔 茂) ở thôn Nhơn Ngãi, xã Nhơn Phúc, huyện An Nhơn, Ban kiểm sát.



            Ñaøo Ñöùc Chöông                                                                                  63
   58   59   60   61   62   63   64   65   66   67   68