Page 61 - Sac Huong Que Nha
P. 61

Saéc Höông Queâ Nhaø



                 - Nguyễn Duy Cung (阮 維 恭; 1839 - 1885) đỗ Á nguyên (2/15) khoa Mậu Thìn (1868), người thôn
        Vạn Tượng, huyện Chương Nghĩa [3], tỉnh Quảng Ngãi; sau là thôn Vạn Tượng, xã Nghĩa Dõng [4],  huyện Tư
        Nghĩa; nay thuộc thành phố Quảng Ngãi. Ông từ bỏ chức Án sát Bình Định, gia nhập cuộc ứng nghĩa Cần Vương
        ở tỉnh này, làm tham mưu cho nguyên Tổng đốc Đào Doãn Địch.
               - Mai Xuân Thưởng (梅 春 賞; 1860 - 1887), đỗ Cử nhân thứ 7/8 khoa Ất Dậu (1885), người làng Phú
        Lạc, tổng Thời Hòa, huyện Tuy Viễn, phủ An Nhơn, tỉnh Bình Định; nay là thôn Phú Lạc, xã Bình Thành, huyện
        Tây Sơn (quận Bình Khê cũ). Ông là lãnh tụ Cần Vương của tỉnh nhà, có óc tổ chức, có tài thao lược. Từ hai bàn
        tay trắng, tiếp nhận 600 quân của Đào Doãn Địch, ông đã phát triển thành lực lượng kháng chiến hùng hậu, với
        các chiến khu vững chắc như Lộc Đỗng, Linh Đỗng và thứ Hương Sơn.
               - Nguyễn Trọng Trì (阮 仲 持; 1854 - 1922), đỗ Cử nhân thứ 8/12 khoa Bính Tý (1876), người thôn Vân
        Sơn, tổng Thời Đôn, huyện Tuy Viễn, phủ An Nhơn; nay là thôn Vân Sơn, xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, tỉnh
        Bình Định. Ông giữ chức Hiệp trấn thứ Hương Sơn trong lực lượng Cần Vương của Mai Xuân Thưởng.

               - Võ Phong Mậu (武 風 茂), đỗ Cử nhân thứ 5/15 khoa Quý Dậu (1873), người thôn Kiên Phụng, tổng
        Thời Hòa, huyện Tuy Viễn, phủ An Nhơn, tỉnh Bình Định; nay là thôn Thuận Hạnh, xã Bình Thuận, huyện Tây
        Sơn (quận Bình Khê cũ), tỉnh Bình Định. Ông giữ chức Tham trấn thứ Hương Sơn, trong lực lượng của Mai Xuân
        Thưởng.

               - Lê Thành Phương (黎成方; 1825 - 1887), đỗ Tú tài khoa Ất Mão (1855), người làng Mỹ Phú, tổng An
        Vinh, huyện Đồng Xuân, phủ Tuy An; nay thôn Mỹ Phú thuộc xã An Hiệp, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Ông là
        thủ lãnh Cần Vương nổi tiếng nhất của tỉnh nhà, bản doanh đặt tại đèo Quán Cau, thuộc huyện Tuy An.
               - Nguyễn Khanh (阮 卿), đỗ Tú tài, cùng với Trần Đường, Trịnh Phong ứng nghĩa Cần Vương ở Khánh
        Hòa. Ông được phong Tán tương Quân vụ, đóng quân tại trung tâm tỉnh, lo việc tuyển quân và tiếp tế lương thực
        cho hai mặt trận phía Bắc và phía Nam của tỉnh.



                       2    -  Tham gia Phong trào Duy Tân:
               Việc chống sưu kháng thuế ở Miền Trung năm 1908, các thủ lãnh và ban chỉ đạo của phong trào phần lớn
        đều xuất thân từ Trường thi Bình Định.

               a/ Ở Quảng Ngãi có:

               - Lê Tựu Khiết (黎 就 潔; 1857 - 1908), thường gọi Lê Khiết, hay Bố Khiết (vì từng làm Bố chánh tỉnh
        Nghệ An), đỗ Cử nhân thứ 9/11 khoa Nhâm Ngọ (1882), người thôn An Ba, xã Hành Thịnh, huyện Nghĩa Hành.
        Giặc khép tội Bố Khiết lãnh đạo Phong trào Chống Sưu Thuế tại tỉnh nhà. Ngày 23- 4- 1908 (tức ngày 23- 3- Mậu
        Thân), Ông cùng Nguyễn Bá Loan, Trần Chót, Trần Văn Đến bị xử chém tại bãi Nam sông Trà Khúc, thuộc địa
        phận làng Ba La, phủ Tư Nghĩa.

               - Nguyễn Sủy (阮 揣; 1878 - 1916) đỗ Cử nhân thứ 9/18 khoa Quý Mão (1903), người thôn Hổ Tiếu,
        huyện Chương Nghĩa; nay thôn Hổ Tiếu thuộc xã Tư Nguyên, huyện Tư Nghĩa. Án khổ sai 9 năm, đày Côn Đảo.
        Năm 1916, tham gia cuộc khởi nghĩa Duy Tân, việc bại lộ, ông tự sát trong ngục [5].

               - Lê Đình Cẩn (黎 廷 瑾; 1870 - 1914), đỗ Cử nhân thứ 3/18, cùng khoa với Nguyễn Sủy. Ông người thôn
        Hòa Vinh, huyện Chương Nghĩa; sau thuộc xã Nghĩa Dõng, huyện Tư Nghĩa; nay thuộc thị xã Quảng Ngãi. Ông


            Ñaøo Ñöùc Chöông                                                                                  61
   56   57   58   59   60   61   62   63   64   65   66