Page 64 - Sac Huong Que Nha
P. 64
Saéc Höông Queâ Nhaø
- Cử nhân Đào Trọng Tập, còn gọi là Trấp [11] (học vị và quê quán đã nói trên), hội viên cổ đông.
- Tú tài Đặng Cao Hối (鄧 高 誨) ở thôn Kỳ Sơn, huyện Tuy Phước, hội viên.
- Tú tài Thái Lập Kính (蔡 立 敬) ở thôn Phụ Ngọc, huyện An Nhơn, hội viên.
d/ Các bậc Đại khoa:
Sau cùng trường thi Bình Định cũng là nơi khởi đầu của các bậc đại khoa như:
- Kiều Tòng (喬 從), đổi là Kiều Lâm (喬 林; 1825 - ?), người thôn An Đại, huyện Chương Nghĩa; nay
An Đại chia thành 4 thôn Đại An, thuộc xã Hành Thuận, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi. Ông đỗ Á nguyên
(2/13) khoa Ất Mão (1855), đậu Tiến sĩ khoa Nhâm Tuất (1862), làm quan tới chức Bang biện Ngãi Định.
- Phạm Văn Hành (范 文 衡; 1847 - ?) người thôn Thuận Phước, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi;
nay là xã Bình Phước, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Ông đỗ Giải nguyên (1/12) khoa Bính Tý (1876), đậu
Phó bảng khoa Đinh Sửu (1877), chưa kịp làm quan.
- Đỗ Quân (杜 筠 ; 1869 - ?) người thôn Châu Sa, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi; sau thuộc xã Tịnh
Châu, huyện Sơn Tịnh; nay thuộc phường Trương Quang Trọng, thành phố Quảng Ngãi. Ông đỗ Á nguyên (2/17)
khoa Tân Mão (1891), đậu Hội nguyên Tiến sĩ khoa Ất Mùi (1895). Ông là cháu nội của Phó bảng Đỗ Đăng Đệ.
- Hồ Sĩ Tạo (胡 士 造; 1869 - 1934), đã nói ở phần trên.
- Đào Phan Duân (陶 潘 均; 1864 - 1947) người thôn Biểu Chánh, xã Phước Hưng, huyện Tuy Phước,
tỉnh Bình Định, đỗ Cử nhân thứ 6/19 khoa Giáp Ngọ (1894), đậu Phó bảng năm Ất Mùi (1895) lúc 31 tuổi. Làm
quan đến chức Tuần phủ, lấy đức giáo hóa dân, không chịu sự xúc phạm của viên Công sứ Khánh Hòa, ông cãi
lại rồi xô ghế bỏ quan về nhà, sáng lập Phước An Thương Hội, giữ chức cố vấn tối cao.
IV - SĨ TỬ TRANH TÀI
1 - Tranh đoạt thủ khoa phản ánh qua ca dao:
Mặc dù thường xuyên có sĩ tử của năm tỉnh dự thi, nhưng chỉ có Quảng Ngãi và Bình Định tranh nhau thủ
khoa. Suốt ba khoa thi đầu là Nhâm Tý (1852), Ất Mão (1855) và Mậu Ngọ (1858), Giải nguyên đều về tay người
Bình Định, đó là Cao Văn Tuấn người thôn Thắng Công, huyện Tuy Viễn, nay thuộc xã Nhơn Phúc, huyện An
Nhơn (khoa 1); Nguyễn Đăng Tuyển người thôn Chánh Trạch, huyện Phù Mỹ (khoa 2); Nguyễn Duy Lộc người
thôn Xuân An, huyện Phù Cát (khoa 3). Sự bất quá tam, Bình Định đoạt thủ khoa 3 lần, trong khi Quảng Ngãi cố
tranh sát nút nhưng chỉ đỗ Á nguyên ba lần, đó là Phan Văn Điển người thôn An Thổ, huyện Mộ Đức (khoa 1),
Kiều Tòng người thôn An Đại, huyện Chương Nghĩa (khoa 2); Phạm Thúc người thôn Trà Bình, huyện Bình Sơn
(khoa 3). Sự việc ấy còn ghi lại trong câu ca dao của vùng:
Tiếc công Quảng Ngãi đường xa
Để cho Bình Định thủ khoa ba lần.
Đến khoa thứ 4, năm Đinh Mão (1867), Bình Định chẳng những đoạt cả Giải nguyên, Á nguyên, đó là Lê
Đăng Đệ và Nguyễn Tạo cùng ở huyện Phù Cát; mà còn chiếm liên tục đến hạng 8, Quảng Ngãi chỉ chen được vị
Ñaøo Ñöùc Chöông 64