Page 65 - Sac Huong Que Nha
P. 65

Saéc Höông Queâ Nhaø


        thứ 9, rồi liên tục từ 10 đến 13 lại là người Bình Định, lập thành tích Bình Định 14, Quảng Ngãi 4.

               Bị thua liên tiếp 4 khoa, sĩ tử Quảng Ngãi quyết tâm vùng lên. Họ đã thành công rực rỡ ở hai khoa liền (5
        và 6) mang lại vinh dự cho tỉnh nhà. Đó là khoa Mậu Thìn (1868), Nguyễn Luật người thôn Mỹ Khê, huyện Bình
        Sơn, đoạt Giải nguyên và Nguyễn Duy Cung người thôn Vạn Tượng, huyện Chương Nghĩa, chiếm Á nguyên.
        Tiếp khoa Canh Ngọ (1870), Trương Đăng Tuyển người thôn Phú Nhơn, huyện Bình Sơn và Phạm Viết Duy
        người thôn Chánh Mông, huyện Chương Nghĩa, đoạt cả giải nhất nhì và Quảng Ngãi còn vượt trội tỷ số đậu. Lúc
        bấy giờ ca dao có câu:

                              Tiếc công Bình Định xây thành

                              Để cho Quảng Ngãi vô giành thủ khoa [12].
               Sau đó, Bình Định và Quảng Ngãi còn liên tiếp tranh nhau ngôi thứ và tỷ số thêm 17 khoa nữa, cho đến
        khi chấm dứt vào năm 1918.



                       2    -  Tinh thần đua tranh của sĩ tử các tỉnh:
               Trong các khoa thi ở Trường Bình Định, hai khoa Tân Mão (1891), lần thứ 14 và Giáp Ngọ (1894) lần thứ
        15 là vui vẻ nhất vì cả năm tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa và Bình Thuận (lúc đó chưa lập
        tỉnh Ninh Thuận) đều có người thi đỗ Cử nhân, còn hai giải nhất nhì chia đều cho Bình Định và Quảng Ngãi. Dù
        vậy, vẫn có câu: “Một tỉnh Khánh Hòa không bằng một nhà Hưng Lạc,” bởi khoa Giáp Ngọ (1894), ở Bình Định
        tại thôn Hưng Lạc (thời Minh Mạng gọi là Hưng Long) xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ có nhà họ Đinh, cha con
        cùng thi và cùng đỗ Cử nhân. Cha là Đinh Hữu Quang, 52 tuổi, đậu thứ 13/19; con là Đinh Trọng Cát, 22 tuổi, đỗ
        thứ 15/19; cũng khoa đó, Khánh Hòa chỉ đậu có 1 người ở hạng thứ 19/19, là Phạm Tấn, người huyện Tân Định.

               Thế nhưng trong Nước Non Bình Định, nơi trang 345, Quách Tấn lại chép:

               “Ở làng Xuân Quơn, quận Tuy Phước, một nhà ba anh em đi thi đều đỗ cả ba, hai cử một tú. Khoa ấy ở
        Khánh Hòa ra thi chỉ đỗ một Cử nhân. Cho nên có câu: Một tỉnh Khánh Hòa không bằng một nhà Xuân Quơn.”
        (gọi trại từ Xuân Quang)

               Căn cứ vào Quốc Triều Hương Khoa Lục của Cao Xuân Dục, khoa Canh Ngọ (1870), Tự Đức Thứ 23,
        Trường thi Bình Định lấy đỗ 16 Cử nhân, gồm: 8 người Quảng Ngãi, 7 người Bình Định và 1 người Phú Yên.
        Trong 7 người Bình Định, có Nguyễn Kỳ đỗ thứ 4/16, Nguyễn Toản đỗ thứ 5/16, là anh em ruột ở làng Xuân
        Quang, huyện Tuy Phước, (nay thuộc thành phố Qui Nhơn), và đỗ khoa ấy không ai là người tỉnh Khánh Hòa.
        Vậy làng Xuân Quang, anh em cùng đỗ là thật, nhưng không có việc “khoa ấy ở Khánh Hòa ra thi chỉ đậu một
        Cử nhân.”

               Quảng Ngãi cũng có trường hợp tương tự, vào khoa Mậu Thìn (1868), trường thi Bình Định tuyển 15
        Cử nhân, gồm 8 người Bình Định và 7 người Quảng Ngãi, các tỉnh khác không ai đỗ. Ở thôn Vạn Tượng, huyện
        Chương Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi, nay thuộc thị xã Quảng Ngãi, có anh em cùng đỗ cao, em là Nguyễn Duy Cung
        đoạt Á nguyên (2/15), anh là Nguyễn Tấn Phó trúng hạng 4/15.




                       3    -  Thử tài thủ khoa:

               Những câu ca dao trên phản ảnh phần nào tinh thần tranh đua của sĩ tử thời xưa; không những họ tranh


            Ñaøo Ñöùc Chöông                                                                                  65
   60   61   62   63   64   65   66   67   68   69   70