Page 70 - Sac Huong Que Nha
P. 70
Saéc Höông Queâ Nhaø
Rang, gồm phủ Ninh Thuận và huyện người Chàm cư trú là An Phước. Vì vậy, Phan Rang còn được gọi là tỉnh
Ninh Thuận.
[3] Cao Xuân Dục, Quốc Triều Hương Khoa Lục, Nguyễn Thúy Nga và Nguyễn Thị Lâm dịch (Sài Gòn,
nxb TP/ HCM, 1993), trang 399: Nguyễn Duy Cung ở huyện Chương Nghĩa (nay là Tư Nghĩa). Nhưng theo
Nguyễn Q. Thắng và Nguyễn Bá Thế, Từ Điển Nhân Vật Lịch Sử Việt Nam (Sài Gòn, nxb Khoa Học Xã Hội,
1992), trang 509: Ông ở huyện Sơn Tịnh.
[4] Trước năm 1981, Nghĩa Dõng thuộc huyện Tư Nghĩa. Từ ngày 24- 8- 1981, Quyết Định số 41- HĐBT
của Hội đồng Bộ trưởng, ba xã của huyện Tư Nghĩa là Nghĩa Dõng, Nghĩa Lộ, Nghĩa Chánh (trừ xóm La Tà nhập
vào xã Nghĩa Thương, huyện Tư Nghĩa) sáp nhập vào thị xã Quảng Ngãi và thuộc xã ngoại thành (Nguyễn Quang
Ân; Việt Nam Những Thay Đổi Địa Danh Và Địa Giới Các Đơn Vị Hành Chính 1945- 1997; trang 312).
[5] Các bản án, căn cứ vào Châu Bản Triều Duy Tân, trong cuốn Phong Trào Kháng Thuế Miền Trung của
Nguyễn Thế Anh, và bổ túc bởi nhiều tài liệu khác.
[6] Tên của ông, theo Quốc Triều Hương Khoa Lục (bản dịch, trang 596) chép là “Lê Truân”; theo Phong
Trào Kháng Thuế Miền Trung năm 1908 Qua Các Châu Bản Triều Duy Tân (bản dịch, trang 72), chép là “Lê
Chuân.”
[7] Nguyễn Thế Anh, Phong Trào Kháng Thuế Miền Trung năm 1908 Qua Các Châu Bản Triều Duy Tân
(Sài Gòn, Bộ Văn Hóa Giáo Dục và Thanh Niên xuất bản, 1973), trang 92, ghi là “thôn Phú Nông, phủ Hoài
Nhơn.”
[8] Quốc Triều Hương Khoa Lục, bản dịch, trang 484, và Phong Trào Kháng Thuế Miền Trung năm 1908
Qua Các Châu Bản Triều Duy Tân, trang 93, đều chép: “Nguyễn Hân ngưòi thôn Phú Đa, huyện Phù Mỹ.” Không
rõ trước năm 1945 thuộc tổng nào, và nay thuộc xã nào của huyện.
[9] Năm 1906, đời Thành Thái (1889 - 1907), tỉnh Bình Định thành lập thêm 1 phủ và 1 huyện nữa, được
điều chỉnh lại như sau (Nguyễn Đình Đầu; Nghiên Cứu Địa Bạ Triều Nguyễn Bình Định I; Sài Gòn, nxb TP/HCM,
1996; Tập I, trang 128 - 129)
a/ Phủ Hoài Nhơn coi 4 huyện ở phía Bắc của tỉnh: huyện Bồng Sơn có 4 tổng với 105 thôn; huyện Hoài
Ân, mới thành lập, có 3 tổng với 61 thôn trang; huyện Phù Mỹ có 4 tổng với 123 thôn; huyện Phù Cát có 4 tổng
với 127 thôn.
b/ Phủ An Nhơn coi 2 huyện phía Tây của tỉnh: huyện Tuy Viễn ở đồng bằng, có 4 tổng với 93 thôn; huyện
Bình Khê ở miền núi, có 4 tổng với 46 thôn trang.
c/ Phủ Tuy Phước ở phía Nam của tỉnh, mới thành lập, nguyên là huyện Tuy Phước thuộc phủ An Nhơn,
tách ra và nâng lên thành phủ, coi 4 tổng với 147 thôn trang.
Vậy, khoảng thời gian này, tỉnh Bình Định có 3 phủ, gồm 6 huyện, 26 tổng, 702 thôn và trang.
[10, 11] Nguyên có tên là 陶 仲 緝 (viết theo chữ Nho), đọc đúng là Đào Trọng Tập (viết theo chữ Quốc
ngữ), căn cứ vào Quốc Triều Hương Khoa Lục (bản dịch của Nguyễn Thúy Nga, trang 580) và những văn kiện
bằng chữ Nho như: Đào Gia Thế Phả Thành Thái Giáp Thìn (1904) Đông Tục Tu (tờ 20b), các sắc phong năm
1918, 1919, 1921, 1926, 1927, còn lưu giữ được, đều viết là: 仲 緝 (Trọng Tập), chữ 緝 (tập) thuộc bộ 纟(mịch).
a/ Thế nhưng, ở Bình Định, người đời quen gọi là Đào Trọng Trấp, đơn cử:
Ñaøo Ñöùc Chöông 70