Page 69 - Sac Huong Que Nha
P. 69
Saéc Höông Queâ Nhaø
Đó là khúc sông ôm choàng lấy thôn Hòa Nghi, một đoạn hình vòng cung trên dòng Nam phái sông Côn,
mang tên Trường Thi; với bến đò Trường Thi cát trải vàng óng, nước sông trong xanh, đò ngang thưa khách.
Phong cảnh nên thơ ấy, gợi cảm hứng cho nhà thơ Yến Lan (quê ở thành Bình Định) sáng tác bài Bến My Lăng,
một thời nổi tiếng:
Bến My lăng nằm không, thuyền đợi khách
Rượu hết rồi ông lái chẳng buồn câu.
Trăng thì dày rơi vàng trên mặt sách,
Ông lái buồn để gió lén mơn râu...
Thời huy hoàng ấy đã qua rồi! Dấu vết Trường thi Bình Định cũng đã phai mờ theo năm tháng. Các vị Cử
nhân và Tú tài Nho học xuất thân từ trường này, dù ở khoa cuối cùng, cũng không một ai còn sống. Ngày nay, nếu
không có người chỉ dẫn, không ai có thể biết được nơi đây, ngày xưa, chỉ mới 77 năm trước (1918 - 1995), còn
là một cái nền khổng lồ vuông vức. Và cứ mỗi ba năm một lần, triều đình tập hợp thí sinh sáu tỉnh [14] về đây để
tuyển chọn hiền tài.
San Jose, ngày 30- 10- 1995
Bổ chính lần 4: 25- 12- 2013
GHI CHÚ
[1] Trường thi Bình Định là trường cấp vùng, như Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Gia Định..., dùng
để tổ chức thi Hương, lấy đỗ Cử nhân và Tú tài. Thời Nho học, chỉ ở Kinh đô mới mở thi Hội và thi Đình để lấy
Tiến sĩ và phân Tam giáp, Tam khôi.
[2] Dương Kinh Quốc; Việt Nam Những Sự Kiện Lịch Sử 1858 - 1918 (Hà Nội, nxb Giáo Dục tái bản,
2001); trang 271:
- Ngày 20 tháng 5 năm 1901 Quyền Toàn quyền Đông Dương là Broni ký nghị định thành lập tỉnh Phan
Rang, gồm phủ Ninh Thuận, huyện An Phước, huyện Tân Khai, đều được tách ra từ tỉnh Khánh Hòa. Tỉnh lỵ là
Phan Rang.
- Ngày 9 tháng 2 năm 1913, Toàn quyền Đông Dương là Sarraut, Albert ký nghị định giải thể tỉnh Phan
Rang, phần đất phía Bắc của tỉnh sáp nhập vào Khánh Hòa, phần đất phía Nam sáp nhập vào tỉnh Bình Thuận.
- Ngày 5 tháng 7 năm 1922, Toàn quyền Đông Dương là Long, Maurice ký nghị định tái lập tỉnh Phan
Ñaøo Ñöùc Chöông 69