Page 66 - Sac Huong Que Nha
P. 66
Saéc Höông Queâ Nhaø
đua trong khoa cử, mà còn cả tranh luận văn chương để thử tài nhau. Theo Quách Tấn, Nước Non Bình Định, một
hôm trong quán nước, ông tân khoa Quảng Ngãi gặp ông thủ khoa Bình Định, liền buông lời trêu chọc. Nhân trong
quán có thờ Cửu Thiên Huyền Nữ (vị nữ thần đời thượng cổ Trung Hoa đã truyền dạy binh pháp), trước trang thờ
có câu đối “Trạc trạc quyết linh, Dương dương tại thượng” (濯 濯 厥 靈, 洋 洋 在 上), vị tân khoa liền quay
về phía vị thủ khoa, ra câu đối: “Trạc trạc quyết linh, anh thấy em xinh, dương dương hồ tại thượng.”
Vế ra này vừa mượn cảnh vừa mượn chữ sẵn có trước mặt, đòi hỏi vế đối cũng phải thỏa các điều kiện ấy
nên không dễ gì trong phút chốc mà đối được.
Liền khi ấy, một người khách đang ngồi trong quán lên tiếng: “Tôi là kẻ thi rớt mà còn thấy câu đối ấy
quá dễ, không xứng tài của ngài thủ khoa, nên tôi xin đối thế.”
Nói xong, người ấy hối chủ quán đem món nhậu ra để gợi hứng, vừa để tạo cảnh, tạo chữ cho vế đối. Chủ
quán vội chạy đi lấy rượu, và gọi vợ bưng đồ nhậu lên gấp. Người vợ ở trong bếp, nghe tiếng chồng hối thúc, liền
dạ lớn để chồng yên tâm.
Tiếng “dạ” vừa dứt, người “thi rớt” liền ứng khẩu đối ngay: “Cấp cấp bất hạ, chồng kêu vợ dạ, đản đản
kỳ nhiên tai.”
H 4: Lễ xướng danh thi Hương.
(Nguồn: Hình Ảnh Xưa Việt Nam)
Vừa nghe xong vế đối, vị tân khoa sửng sốt, nhìn kỹ lại, đoán biết ngay người ấy không ai khác hơn là
Phạm Trường Phát, một danh sĩ của Bình Định. Quả thật ông thi rớt nhiều lần, không phải vì học kém mà chính
bởi hay chữ quá thành cuồng sĩ. Khoa nào ông cũng đi thi, làm bài xong, đọc lại thấy đoạn nào vừa ý, lấy bút
khuyên trước “chứ để quan trường khuyên uổng,” thành ra quyển thi đầy lỗi thiệp tích, làm sao đỗ được!
V - MỘT THỜI ĐÃ QUA
Ñaøo Ñöùc Chöông 66