Page 30 - Chuyến đi biền biệt
P. 30
Chuyến Đi Biền Biệt Nguyễn Hồng Dũng
Thầy trò
Người Việt Nam vốn tiếng là ham học khi có cơ hội
so sánh với các quốc gia khác trên đất nước Hiệp Chủng
Quốc Hoa Kỳ. Nếu nghiên cứu trong bản tin US census
đầu thiên niên kỷ thì cứ trăm người tuổi trung bình từ
mười lăm đến hăm lăm có số phần trăm theo học các
trường dạy nghề đạt đến bốn năm mươi phần trăm là Á
châu, ba bốn mươi phần trăm là người da Trắng; còn
người Hispanic và da Đen dưới con số này. Nhìn vào
bảng phân loại của Á Châu thì Việt Nam đứng thứ hai
sau Trung Quốc, ngang bằng với Ấn Độ vả hơn Đại Hàn
một điểm. Con số này có thể thay đổi trong vòng mười
năm, tuy nhiên trên thực tế các niên khóa hai ngàn lẻ tư
đến nay của trường đại học Berkerly, Standford, San Jose
State University thuộc tiểu bang California thì sinh viên
Việt Nam khá lớn mạnh đến nỗi trong cùng một campus
có tới hai hội sinh viên Việt Nam điều hành. Dù sao thì
đây cũng là một biểu hiện tích cực trong tinh thần cầu
tiến của một dân tộc hiếu học, đem tinh hoa phục vụ cuộc
sống và làm cho con người bớt nhọc nhằn trong việc
kiếm cách sinh nhai bằng tay chân bởi có thể áp dụng kỷ
năng tinh xảo vào các mục tiêu kinh tế.
Từ ngàn xưa ông cha ta đã thấm nhuần tư tưởng tôn
sư trọng đạo, dù là Nho học, tân học, nghề nghiệp hay
tâm linh thì vị trí của người Thầy (được hiểu là Thầy hay
Cô giáo) vô cùng quan trọng và được tôn kính theo thước
đo của Khổng giáo là Quân, Sư, Phụ; với tinh thần này
thì ngoài công ơn sinh thành dưỡng dục của song thân,
và lòng trung thành đối với quốc gia dân tộc, một con
30