Page 31 - Chuyến đi biền biệt
P. 31
Chuyến Đi Biền Biệt Nguyễn Hồng Dũng
người đúng nghĩa phải tôn kính và biết ơn vị Thầy mà
mình từng học qua dù chỉ với vài chữ vở lòng. Trong ba
ngày tết linh thiêng nhất của dân tộc thì lễ Thầy được đặc
biệt ghi nhận như một tất lòng của kẻ sĩ thành danh hay
ngườì học trò lỡ vận để thể hiện ân tình qua cuộc viếng
thăm và ân cần trình lên những tâm đắc sở học mà mình
đạt được khi xa cách Thầy.
Quan hệ huyết thống giữa cha mẹ và con cái đã tạo
nên tấm thân đầy đủ tứ chi nhưng vị Thầy là người rót
vào tâm tư não trạng những trí tuệ, hiểu biết, bổn phận,
trách nhiệm, phân biệt, tư cách, đạo đức, luân thường, lời
ăn, tiếng nói, cư xử v.v.. như phần mềm trong bộ vi tính.
Từ đó tình yêu thương dân tộc, lòng trung thành với quốc
gia mới định hình và đưa từng bước chân đi theo lẽ phải.
Nói tóm lại vị Thầy có trách nhiệm giáo dục bằng những
kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng phân định chung
quanh để tạo cho người học trò tiếp nhận những tinh túy
ấy tiếp tục hành trính bước vào tương lai.
Sở dĩ thấu đáo như vậy để chúng ta có dịp nhìn lại
hệ thống giáo dục của xã hội dựa trên những biến cố lịch
sử, việc làm, sinh hoạt tinh thần, nghệ thuật văn hóa liên
tục từ thế hệ này qua thế hệ khác truyền trao, kế thừa,
phát huy. Nhờ thế mà con người càng ngày càng cải tiến,
giảm thiểu những rủi ro và gia tăng những liên hệ mật
thiết giữa đồng loại.
Giáo dục đã thành tựu khi con người xuất hiện trên
quả đất nếu chúng ta hiểu theo chữ Hán, giáo nghĩa là
chỉ bày, dục nghĩa là trưởng dưỡng thì từng thế hệ nọ nối
tiếp thế hệ kia đã có biết bao vị Thầy truyền trao cho học
31