Page 190 - NRCM1
P. 190
NHẬN RA CHÍNH MÌNH
bất diệt, nên chớ có nhầm lẫn. Ngày nào ta còn chƣa
thể nhập đƣợc bản thể (tánh không) của các pháp, thì
một con muỗi bay vo ve bên cạnh cũng đã thấy khó
chịu; thế là chẳng nên xem thƣờng luật nhân quả, mặc
tình tạo tác gây nghiệp bất thiện, gieo cái nhân không
tốt để về sau phải gặt hái cái quả chẳng đƣợc an lành.
Vậy, siêu vƣợt nhân quả có đƣợc hay không? Các
pháp là duyên khởi, luật nhân quả là hiển nhiên, ta
không thể chối bỏ nó đƣợc. Nhƣ ngƣời thợ lặn dù giỏi
cách mấy cũng không thể thoát khỏi quy luật về sức
đẩy của nƣớc. Khi nào họ chấp nhận làm một với nƣớc
thì hình nhƣ không còn cảm nhận bị sức đẩy của nƣớc
chi phối; nếu còn thấy mình và nƣớc vẫn là hai thì sẽ
có cảm giác bị lực đẩy này làm ảnh hƣởng. Luật nhân
quả lấy pháp duyên khởi làm cơ sở then chốt, nó cũng
là một hiện tƣợng giới, đã là hiện tƣợng thì đâu rời bản
thể. Hiện tƣợng thì có sinh diệt, bản thể thì bất biến,
thƣờng hằng. Nhƣ sóng thì có lƣợn cao, lƣợn thấp;
nhƣng nƣớc dù ở trong lƣợn sóng nào đi nữa thì cũng
là nƣớc thôi. Ngoài nƣớc đâu có sóng, ta không thể
tách sóng ra khỏi nƣớc. Hãy làm một với chính nó,
nhƣng tâm vẫn an nhiên luôn biết sóng chính là nƣớc.
Thế là từ thân-tâm cho đến cảnh vật đều là pháp duyên
khởi, không có tự tánh; toàn thể đều nhƣ nhƣ, bình
đẳng không có sai khác. Cứ theo dòng mà nhận tánh,
nghĩa là sống tùy thuận theo dòng chảy của tạo hóa,
luôn thấy các pháp là huyễn mộng. Vẫn nhận biết nhƣ
nghiệp thức của chúng sinh mà không bị cái nghiệp
ràng buộc mình, thế là tâm có đôi phần đƣợc tự tại.
189