Page 188 - NRCM1
P. 188
NHẬN RA CHÍNH MÌNH
khởi ra sự vật-hiện tƣợng (pháp) tùy theo cái lƣợng
nhận biết bởi nghiệp thức của mỗi loài. Nên biết các
pháp đủ duyên thì hội tụ, nó không có tên gọi, nó xuất
hiện chẳng phải trình hiện cho một chủ thể nào cả. Thế
mà, theo nghiệp thức của mình, con ngƣời khám phá,
nhận biết các pháp, rồi đặt tên cho nó, gắn vào nó
những khái niệm, những tri kiến và nhiều thứ vọng tình
để rồi sinh tâm phân biệt, yêu ghét. Nhƣ trong tự nhiên
nếu có một tia sáng với bƣớc sóng 430nanometer phản
chiếu vào mắt ngƣời. Con ngƣời thấy ánh sáng này là
màu xanh lá cây, đặt tên cho nó là ánh sáng xanh và có
khi ứng dụng nó vào cuộc sống hằng ngày. Còn loài
động vật có chắc đã thấy nhƣ thế không? Loài chó hình
nhƣ chỉ thấy thế giới có hai màu trắng và đen thôi.
Nghiệp thức mỗi loài có khác nhau nên sự cảm nhận về
hiện tƣợng giới sẽ không giống nhau. Đối với các đại
nhƣ: địa đại, thủy đại, phong đại, hỏa đại, không đại,
kiến đại, thức đại bản tính của nó là duyên khởi nhƣ
huyễn ở khắp mọi nơi, không có tự tánh, nhƣng tùy
theo nghiệp thức của mỗi loài mà có sự phát hiện, sự
nhận biết, rồi gán cho nó một cái tên gọi.
Tính bản nhiên của sự vật là trùng trùng duyên
khởi. Các sự vật có tính vật chất hay hiện tƣợng tinh
thần mà con ngƣời thiết lập từ những ƣu tƣ đạo đức là
pháp hữu vi. Các pháp hữu vi này tác động, ảnh hƣởng,
nƣơng tựa, kết hợp, đối đãi với nhau, chuyển biến
không ngừng theo quy luật nhân quả; nghĩa là làm
nhân, làm quả cho nhau. Cho nên cũng có thể nói các
pháp duyên khởi là cơ sở then chốt của luật nhân quả.
187