Page 83 - NRCM2
P. 83

NHẬN RA CHÍNH MÌNH - QUYỂN II                                                                                                     ĐỨC THANH


                                                                                             độ, nếu chúng ta chưa thể cùng một lúc mà thực hành được hết,
                                                                                             mỗi hành giả nên tìm hiểu, chọn ra mẫu Tịnh độ được thiết lập
                                                                                             sao cho phù hợp với khả năng, lộ trình tu tập của mình.
                             TỊNH ĐỘ CỦA BỒ TÁT
                                                                                                  A. Trực tâm là tịnh độ của Bồ-tát

                    hật dạy rằng: “Tất cả chúng sinh là cõi Phật của Bồ-tát,                      Trực  tâm:  là  tâm  chân  thật,  không  dua  dối  tà  vạy,  tâm
               Pví như xây dựng nhà phải xây từ mặt đất, không thể xây                       chánh niệm chơn như.    58
           giữa hư không. Trực tâm, thâm tâm, bồ đề tâm là Tịnh độ của                            Tịnh độ: là cõi không bị ngũ trược nhiễm bẩn, nên gọi là
           Bồ-tát, sáu pháp ba la mật, bốn vô lượng tâm, bốn pháp nhiếp,                     Tịnh độ…   59
           ba mươi bảy phẩm trợ đạo, mười điều lành,… đều là Tịnh độ
           của Bồ-tát. Bồ-tát muốn cõi Phật thanh tịnh nên làm cho tâm                            Bồ-tát: tên đủ là Bồ-đề-tát-đóa, còn gọi là Ma-ha-đế-tát-
           thanh tịnh, tùy theo tâm thanh tịnh thì cõi Phật thanh tịnh.”  56                 đóa. Trước kia dịch là Đại đạo tâm chúng sinh, Đạo chúng
                                                                                             sinh… Sau này dịch là Đại giác hữu tình, giác hữu tình,... nghĩa
               Chúng sinh: Chúng ở đây là sự hội tụ của các duyên, sinh                      là người có đại tâm cầu đạo, nên gọi Đạo tâm chúng sinh….   60
           là tạo ra. Chúng sinh có nghĩa là nhờ các duyên hội hợp với
           nhau mà sinh khởi. Các pháp trong vũ trụ là chúng sinh vô tình,                        Ta bà đầy khổ ải do lòng chúng sinh không ngay thẳng hay
           con người và động vật là chúng sinh hữu tình. 57                                  dùng nhiều thủ đoạn để lừa gạt nhau. Khi sống với cái tâm ngay
                                                                                             thẳng, sẽ không có nịnh bợ, không có a dua theo kẻ khác để
               Cõi là nơi, xứ; Phật là giác ngộ viên mãn; Bồ-tát gọi là phần                 thực hiện hành vi mưu hại người đời.
           giác hay là giác hữu tình.
                                                                                                  Sống với cái tâm ngay thẳng, sẽ không có nói dối, nói lưỡi
               Phật chỉ cho chúng ta biết tất cả chúng sinh là cái nơi, là                   hai chiều, nói lời thêu dệt, nói lời chia rẽ, nói lời đâm thọc, nói
           môi trường để hành giả tu tập đến giác ngộ viên mãn. Con                          lời châm biếm,... hoặc nói lời đường mật để gạt người.
           đường dẫn đến sự giác ngộ phải được  thực hành từng bước,
           đảm bảo có cơ sở vững chắc. Phật dạy rất nhiều các mẫu Tịnh                       58  “Trực tâm… chơn như” Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh, trang 177, Hòa thượng
                                                                                             Thích Huệ Hưng, Nxb Tôn giáo 2010.
           56  “Tất cả… thanh tịnh” Lược giải Kinh Duy Ma, trang 32, Hòa thượng Thích        59  “Tịnh độ… Tịnh độ…” Tự điển Phật học Hán Việt, trang 1353, Viện nghiên
           Trí Quảng, Nxb Tôn giáo 1999.                                                     cứu Phật học, Nxb Khoa học xã hội  2004.
           57  “Chúng ở… hữu tình” Thiền trong đời thường, trang 173, Thích Thông Huệ,       60  “Bồ-tát… chúng sinh…” Tự điển Phật học Hán Việt, trang 170, Viện nghiên
           Nxb Tôn giáo 2005.                                                                cứu Phật học, Nxb Khoa học xã hội  2004.


                                         82                                                                                83
   78   79   80   81   82   83   84   85   86   87   88