Page 17 - TT SONG VOI TAM NHAN
P. 17

Sống Với Tâm Nhàn                                          Văn Thơ Lạc Việt


                 Những con người dù tên tuổi đầy mặt báo, nhưng
          khi ngồi lại với nhau cũng là lúc tìm sự tĩnh lặng, trầm
          lắng để tâm hồn vượt thế tục nhiễu nhương. Cùng nhau
          đi vào cõi riêng của không tánh, quán tưởng những điều

          ít hiểu thấu, và từng lời nói, câu văn, vần thơ đi vào thế
          giới huyền diệu, mênh mông giữa hữu hình của vũ trụ
          và vô hình của tâm linh. Có lẽ đó là điều đáng trân quý
          của anh chị em văn thi hữu Văn Thơ Lạc Việt.
                 Cốt lõi của thơ là cảm xúc hơn là suy tưởng, còn
          thiền  là  thức  tỉnh  để  nhận  thức.  Cả  hai  phía  Thơ  và
          Thiền là hai thế giới “Nan Tư Nghì”. Thơ đi từ phi thực
          của cái hữu thực để chân tâm đại ngộ phát khởi tâm

          thiền, đạt đến trạng thái thanh thoát an nhiên. Dù thơ
          văn, hội hoạ hay ca nhạc, chuyện trò đều làm cho tâm
          hồn thanh khiết, cảm nhận được cái đẹp của vũ trụ, sự
          yêu thương, và đồng cảm, giữa người và vạn vật.
                 Nước Việt ta mấy ngàn năm trước có Thiền sư

          Vạn Hạnh đời nhà Lý đã ngộ ra cái có, không của vũ
          trụ:
          “Có thì có tự mảy may
          Không thì cả vũ trụ này cũng không
          Có không ở bóng nguyệt lòng sông
          Cả hai tuy vậy chẳng không chút nào.”
                 Cái tuyệt học của Thiền còn thể hiện được sự lạc
          quan, yêu đời dù cuộc đời vô thường biến dịch, tầm nhìn

          của Mãn Giác thiền sư (1045-1096) trong bi kệ “Cáo
          Tật Thị Chúng” là rốt ráo chân như, là vô thường, vô
          ngã, và cả vô tác, vô sanh.





                                                                 12
   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22