Page 161 - Tuyen tap VTLV 2017
P. 161
Tuyển Tập VTLV 2017
tỉnh láng giềng không học không hiểu được. Cho nên nếu chọn
8 nông dân thuộc 8 nhóm tỉnh khác nhau, cho họ nói chuyện
với nhau, kết quả là cả đám sẽ ngớ mặt ra kiểu : Chúa Tàu
nghe kèn, chỉ còn cách lấy giấy bút nói chuyện bằng chữ viết.
Chính vì vậy Tầu ép buộc dân phải học tiếng Quan Hỏa/tiếng
Bắc Kinh để thống nhất ngôn ngữ. Họ thành công hay không ta
không cần biết, chỉ biết rằng đám cầm quyền Việt cộng bắt
chước đòi thống nhất ngôn ngữ, cho rằng kêu gọi giữ gìn trong
sáng tiếng Việt. Tác giả Nguyễn Hy Vọng quả quyết là thống
nhất, tiêu chuẩn hóa tiếng Việt là vô phương. làm như tiếng
bác 75 tuyệt vời lắm. Thứ tiếng Hà Nội chính cống 1954 đã
biến mất chỉ còn lại thứ tiếng cất lên nghe the thé, ngay dùng
mình như là dao cạo vào thanh nứa, hổ lốn gồm giọng Sơn
Tây, giọng Cao Bằng Lạng Sơn, Nghệ, Tĩnh… nghe các diễn
viên hài kịch Bác 75 nói năng, người nghe ngẩn ra không hiểu
họ nói thứ tiếng gì lạ hoắc.
Tác giả xác định không có thứ chữ tiếng nào là Hán Việt cả,
đó chỉ là cách đọc chữ Tàu theo âm Việt mà thôi. Một ông đồ
già Việt đọc Bình Ngô Đại Cáo theo lối Việt thì Mao Trạch
Đông, Tập Cận Bình cũng ngẩn tò te. Chữ Hán là chữ tàu, sao
không gọi là Châu Việt, Nguyên Việt, Thanh Việt? Cứ cái đà
ô nhục, bợ đỡ Tàu thì sau năm 2020 ông đồ già Việt kia xếp
hàng sau 8 anh Tàu khựa nọ, và bị lôi đi học tiếng Bắc Kinh.
nói về vay mượn tiếng của nhau là chuyện bình thường, trên
thế giới ngày nay rất hiếm ngôn ngữ thuần chất cả, Tiếng Tây
Ban Nha vay mượn khá nhiều tiếng Ả Rập, tiếng Nhật với tinh
thần bảo thù giống nòi thuầm chủng nhưng lại vay mượn Tây
Phương những từ khoa học, quân sự, chính trị, triết học…
nhiều nhất. Chữ Nhật cứ đánh vần theo ABC rồi gắn thêm tiếp
vĩ ngữ “ru”, “ro” là xong, rất tiện lợi. Khốn nỗi anh Tầu cứ rình
anh Szịt Pùn Nhật hóa được tiếng nào là anh Tàu chớp luôn rồi
tỉnh bơ nhận là của mình chế ra.
Dĩ nhiên là ta có vay mượn nhiều tiếng Tàu nhưng chỉ dùng
được 2800 trong số 7500 tiếng Tàu thôi. Việc lai ghép chữ gốc
Tầu với tiếng Việt như xuất ra, nhập vào. Giáo sư Nguyễn
Đoàn Kết - 151 -