Page 163 - Tuyen tap VTLV 2017
P. 163

Tuyển Tập VTLV 2017
            gốc Khasi Ấn Độ cả đấy. Những chữ đó là đồng nguyên tiếng
            Việt, làm rõ nghĩa chữ thứ nhất. Không đệm, lót, kê cóng gì hết
            Những chữ tưởng là thô như phom phom; phây phây là mượn
            tiếng Khmer; khen người đẹp có má hồng “hây hây” cũng là
            gốc Khmer.


               Bàn đến tự điển tác giả chê tự điển tầm nguyên Lê Ngọc trụ
            quá xá, Ông Lê Ngọc Trụ, hậu duệ Tàu có lẽ ông cố ép chữ
            Việt là thoát thai của chữ Tàu. Ông Trụ nhét chữ “chai” là gốc
            của “Tải”, bọn; bạn là do ban; bè do bài; roi vọt do bạt; dọn do
            đốn v.. v..  Tự điển Nguyễn Văn Khôn lồng vào nhiều chữ Hán

            -  Hán khó hiểu rất ít dung. Tác giả tham phiền là Trước 75 ta
            có sáu trường đại học, ban Việt Hán chỉ dạy vài ngàn chữ Tàu,
            và chữ Nôm, không dậy tìm đồng nguyên tiếng mẹ đẻ. Chưa ai
            soạn tựừ điển đồng nguyên tiếng Việt với các nước Nam Á và
            Đông Nam Á vì vọng ngoại cho Tàu là nhất, cái gì hay ho là
            của Tàu.


                Ông  Nguyễn  Hy  Vọng  nhắc  lại  câu  nói  của  ông  Dương
            Quảng Hàm: lạ thay cho nước mình có tiếng nói mà không hề
            ai học tiếng, không đâu dậy cách dùng tiếng, không sách nào
            chú  ý đến nghĩa tiếng và mẹo đặt các câu…”  Ông Alexandre
            de Rhodes đã không làm viec đó. Các học gỉa Pháp 200 năm
            qua viết tự điển tiếng Việt cũng không làm, người Việt cũng
            không làm. Vì thế ông Vọng đành làm vậy. Tức là ông đã tự

            nguyện lãnh cái búa, đã can đảm vác gía chữ thập trên vai, ông
            chạy Đông chạy Tây miệt mài, kiên tâm không mệt mỏi suốt
            31 Năm kể cả hai năm làm bộ CD, ấn loát sách là 34 năm. Bộ
            tự điển độc đáo gồm có ngôn ngữ 9 nước Đông Nam Á, và 41
            tập  ngữ  vựng  tiếng  nói  các  dòng  họ  Mon  Khmer,  Zhuang,

            Nùng, và các bộ tộc Thái Shan. Coi như ông đã làm một cuộc
            chỉnh lýngôn ngữ Việt, một đóng góp cho lợi ích văn hóa, một

                                     Đoàn Kết           - 153 -
   158   159   160   161   162   163   164   165   166   167   168