Page 17 - Tài liệu Chính sách đối với Lao động Nữ
P. 17
9 Được khám sức khỏe định kỳ: Lao động nữ được khám chuyên khoa phụ
sản theo danh mục khám chuyên khoa phụ sản do Bộ Y tế ban hành
(Điều 80 Khoản 1 Nghị định 145/2020/NĐ-CP).
9 Được đơn phương chấm dứt HĐLĐ hoặc tạm hoãn thực hiện HĐLĐ:
Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì có
quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ hoặc tạm hoãn thực hiện HĐLĐ.
Trường hợp đơn phương chấm dứt HĐLĐ hoặc tạm hoãn thực hiện HĐLĐ
thì phải thông báo cho NSDLĐ kèm theo xác nhận của cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới
thai nhi.
Trường hợp tạm hoãn thực hiện HĐLĐ, thời gian tạm hoãn do NLĐ thỏa
thuận với NSDLĐ nhưng tối thiểu phải bằng thời gian do cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định tạm nghỉ. Trường hợp không có
chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về thời gian tạm
nghỉ thì hai bên thỏa thuận về thời gian tạm hoãn thực hiện HĐLĐ (Điều
138 BLLĐ).
9 Nghỉ chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai:
Theo Điều 33,37 Luật BHXH, lao động nữ được nghỉ (tính cả ngày nghỉ lễ,
nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần) trong các trường hợp sau:
Sảy thai, nạo, hút thai, thai chết Thực hiện biện pháp tránh thai
lưu hoặc phá thai bệnh lý
10 ngày Thai dưới 5 tuần tuổi
07 ngày Lao động nữ đặt
vòng tránh thai
20 ngày Thai từ 5-13 tuần tuổi
40 ngày Thai từ 13-25 tuần tuổi NLĐ thực hiện
15 ngày biện pháp triệt sản
50 ngày Thai trên 25 tuần tuổi (Cả nam và nữ)
15