Page 16 - Tài liệu Chính sách đối với Lao động Nữ
P. 16

Người sử dụng lao động phải làm gì để bảo đảm quyền cho
                     lao động nữ?

                9 NSDLĐ không được sử dụng NLĐ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và
               đi công tác xa trong trường hợp sau đây: a) Mang thai từ tháng thứ
               07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa,
               biên giới, hải đảo; b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường
               hợp được người lao động đồng ý (Điều 137 Khoản 1 BLLĐ).

          * Đối tượng hưởng chế độ thai sản gồm:

              9 Lao động nữ mang thai
              9 Lao động nữ sinh con
              9 Lao động nữ mang thai hộ và nhờ mang thai hộ
              9 Người nhận nuôi con nuôi

              9 Lao động nam
              9 NLĐ thực hiện các biện pháp KHHGĐ
          * Điều kiện hưởng chế độ thai sản

          Lao động nữ sinh con, mang thai hộ và nhờ mang thai hộ, người nhận con
          nuôi phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12
          tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
          * Quyền lợi hưởng khi mang thai
              9 Được nghỉ việc để đi khám thai: Trong thời gian mang thai, lao động nữ
            được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa
            cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai
            không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai. Thời
            gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản tính theo ngày làm việc không kể
            ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần (Điều 32 Luật BHXH).
          Khuyến khích NSDLĐ tạo điều kiện cho lao động nữ đang mang thai
          được nghỉ đi khám thai nhiều hơn quy định (Điều 80 Khoản 2 Nghị định
          145/2020/NĐ-CP).








           14
   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21