Page 20 - Tài liệu Chính sách đối với Lao động Nữ
P. 20
Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia BHXH thì cha được trợ cấp
một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.
* Mức hưởng chế độ thai sản (Điều 39 Luật BHXH)
9 Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng
đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Trường hợp người lao động đóng BHXH chưa đủ 06 tháng thì mức
hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng
đã đóng BHXH;
9 Mức hưởng một ngày được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo
tháng chia cho 24 ngày;
9 Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo
mức trợ cấp tháng, trường hợp có ngày lẻ thì mức hưởng một ngày được
tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.
9 Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên
trong tháng được tính là thời gian đóng BHXH, NLĐ và NSDLĐ không
phải đóng BHXH.
* Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con (Điều 40 Luật
BHXH)
9 Lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con khi có đủ
các điều kiện sau đây:
• Sau khi đã nghỉ hưởng chế độ ít nhất được 04 tháng;
• Phải báo trước và được NSDLĐ đồng ý.
9 Ngoài tiền lương của những ngày làm việc, lao động nữ đi làm trước khi
hết thời hạn nghỉ sinh con vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi
hết thời hạn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này.
* Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản
9 Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản trong khoảng
thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ
dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ
Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục
hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian
nghỉ đó được tính cho năm trước.
18