Page 6 - HỘI THẢO KHOA HOC 18.5.2022
P. 6
TÌNH HUỐNG TRONG QUẢN TRỊ VẬN HÀNH DOANH NGHIỆP
HÃNG SẢN XUẤT CHẤT BÁN DẪN ỨNG DỤNG CÔNG CỤ FMEA
TRONG CHẾ TẠO SẢN PHẨM
TS. Trần Đình An
Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
Email: tdan@ntt.edu.vn
Tóm tắt
Trước sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trên toàn cầu, nhiều máy
móc, thiết bị điện tử thông minh được sản xuất và chế tạo nhằm phục vụ cho hầu hết các lĩnh vực
công nghiệp. Chất bán dẫn và các vi mạch điện tử góp phần quan trọng cho việc chế tạo các thiết
bị điện tử. Một hãng sản xuất cung cấp các chất bán dẫn và các vi mạch đã nhận thấy được tầm
quan trọng về chất lượng, ảnh hưởng rất lớn tổn thất cho doanh nghiệp nếu sản phẩm của họ bị
khuyết tật khi cung cấp cho khách hàng và đặc biệt là khi đến người sử dụng cuối cùng. Dịch vụ
tư vấn Sphera đã giúp công ty ứng dụng công cụ FMEA một cách hiệu quả. Công cụ FMEA
(Potential Failure Mode and Effects Analysis – Phân tích các sai hỏng tiềm ẩn và các ảnh hưởng)
là một trong 5 công cụ cốt lõi của tiêu chuẩn IATF 16949:2016 để quản lý chất lượng trong sản
xuất và cung cấp sản phẩm trong ngành công nghiệp ô tô của các doanh nghiệp.
Tình huống này được thảo luận trong bài học “Các công cụ cốt lõi của tiêu chuẩn IATF
16949:2016”, môn học Quản trị vận hành (MBA).
Từ khóa: Chất lượng, chi phí, FMEA, rủi ro, sai hỏng, tư vấn.
1. Nội dung tình huống
Đối với một trong những công ty sản xuất chất bán dẫn hàng đầu thế giới, việc tập trung vào
chất lượng và cải tiến liên tục là cần thiết để đáp ứng nhu cầu đầu tiên của khách hàng toàn cầu.
Với gần 300 khách hàng trên toàn thế giới và 20.000 nhân viên, công ty này sản xuất các vi mạch
để chế tạo ra rất nhiều thiết bị điện tử cho ô tô đến điện thoại thông minh.
Tác động của một sản phẩm bị lỗi có thể cực kỳ tốn kém, lên tới cả tỷ đô la. Do đó, khả năng
xác định, phân tích và giảm thiểu rủi ro liên quan đến sản xuất sản phẩm là điều quan trọng hàng
đầu. Giống như các công ty cùng ngành, công ty này có mục tiêu là không để xảy ra sản phẩm lỗi
(zero defects). Vì vậy, công ty đã bắt đầu tìm kiếm một quy trình tốt hơn để giảm thiểu rủi ro và
cung cấp các sản phẩm chất lượng cho các khách hàng của mình (Sphera, 2016).
2. Phân tích tình huống
Với một số địa điểm kinh doanh của công ty mở rộng trên nhiều quốc gia, nhà sản xuất chất
bán dẫn thiếu một quy trình nhất quán để quản lý rủi ro liên quan đến hàng nghìn sản phẩm mà họ
sản xuất. Thay vào đó, mỗi địa điểm kinh doanh của họ đã có giải pháp độc lập của riêng mình.
Theo thời gian, họ nhận ra rằng mỗi đơn vị kinh doanh đang sử dụng một quy trình riêng biệt,
không có tính nhất quản như thông tin đã được báo cáo trong công ty. Giám đốc Chất lượng của
5