Page 208 - Giữa khi mưa lưu hoàng đổ
P. 208

Ngăn: “Chúng nó đã biết kiếm miếng cơm bằng giọt mồ hôi
            của trí tuệ rồi”. Anh hay ám ảnh về cuộc đời cần lao của cha
            mẹ anh, vất vả nuôi anh ăn học, niềm thương cảm ấy theo anh
            trong thơ, niềm thơ mở lòng với các đời cần lao khác, sâu
            nặng khôn cùng.

                    Là nhà thơ hiện đại chỉ viết bằng bút giấy truyền thống
            và “tham gia giao thông” bằng chiếc xe đạp cũ, không rành
            hoặc không màng các phương tiện tối tân, bao nhiêu đócũng
            đẻ ra bấy nhiêu giai thoại trong thân hữu quý mến, trân trọng.
            Bài thơ Cũng chẳng cần bàn phím in Tạp chí Thơ - Xuân Quý
            Tỵ, tặng tác giả Sóng vẫn đập vào eo biển là niềm xúc động
            khi một hôm anh về Huế, bỏ công chép tay các tư liệu nghiên
            cứu mà tôi cần: “Bạn tôi về Huế thăm quê-Ghé thư viện Huế
            chép về tặng tôi…”.

                    Lê Văn Ngăn có mấy cách chiều chuộng anh em thân
            hữu, để bù vào cái việc bắt anh phải đọc thơ chính anh. Một
            là, anh sẽ chiều chuộng bằng đọc “Paris về đêm” của Jacques
            Prévert bằng tiếng Pháp, thứ tiếng mà anh thông thạo. Nấc
            chiều chuộng thứ hai với bạn bè, là hát Tình ca của Phạm Duy.
            Nấc chiều chuộng thứ ba, là cũng đồng hành leo núi Đá Bia
            706 mét, lên xuống tám tiếng đồng hồ, ở tuổi… thiếu ba chục
            nữa đủ một trăm! Anh Ngăn từng nói với chúng tôi: “Yêu thì
            706 mét cùng nhau lên đỉnh Đá Bia cũng là chuyện nhỏ, còn
            ghét thì nửa bước mình cũng không đi”.

                    Thực ra, chuyện trèo núi Đá Bia là chuyện “điển hình”
            vì nhiều anh em chụp hình và viết báo, ngồi đâu cũng hay kể



            196
   203   204   205   206   207   208   209   210   211   212   213