Page 209 - Giữa khi mưa lưu hoàng đổ
P. 209
nên nhiều người biết, chứ về mặt leo núi, anh và tôi lâu lâu rủ
nhau trèo núi Phương Phi hay Chánh Oai. Có lần, nhà thơ Ngô
Thế Oanh từ Hà Nội vào, cũng đã tham dự chuyến leo núi ấn
tượng lên hang tổ Linh Phong cùng chúng tôi. Anh Oanh bảo
rằng Lê Văn Ngăn là một trong những nhà thơ có nhiều nhà
thơ khác làm thơ tặng nhất.
Tết năm 2015, Trần Lê Tuấn từ Hà Nội vào cùng tôi đến
thăm anh, lúc này anh đã rất yếu nhưng còn gắng ngồi dậy ký
tặng lên tập thơ mới nhất trao cho chúng tôi. Tôi còn đùa với
anh, mau khỏe ghé Hoàng Thị nâng ly, anh nhé! Cái quán
Hoàng Thị mộc mạc ấy là nơi tôi và anh gắn bó nhều năm với
bao nhiêu tao nhân mặc khách bốn phương trời! Mới đây,
điêu khắc gia Phạm Văn Hạng ra Quy Nhơn, trên đường từ
sân bay vào có gọi tôi và họa sĩ Phạm Cao Viết Hiền, và anh
bảo dứt khoát phải đến quán Hoàng Thị. Quán này xưa hồi
anh ra sáng tác tượng đài Quang Trung, anh hay ngồi với tôi
và anh Ngăn. Anh lấy chai bia riêng, mở nắp mời người đã đi
vào thiên cổ. Tôi luôn trân trọng và hiểu rằng bao lâu nay Lê
Văn Ngăn cất giấu những mật khẩu thơ ca trong mái nhà trầm
lặng, trong những những cuộc rượu bình dị với anh em thân
thiết, trong những chuyến đi chủ định hoặc ngẫu hứng, phía
đằng sau lớp áo tuyềnh toàng, tóc râu trễ nãi với hình ảnh
đậm chất thi sỹ, hòa lẫn giữa những bạn bè dù cao sang quyền
quý hay những người lao động,… Tôi hạnh phúc đã từng cùng
làm việc và cùng rong chơi, những ngả đường Hà Nội, Sài Gòn,
Đà Lạt, Lạng Sơn, Huế… với thi sỹ tài hoa ấy.