Page 214 - Giữa khi mưa lưu hoàng đổ
P. 214

Lê Văn Ngăn-Thơ như chiếc bóng cuối
            chân trời

                                                        Phạm Phú Phong

            Mỗi khi có cố gắng về phong cách là có công việc làm thơ.
                                                              Mallarmé

                    Một trong những người cách tân thơ Việt tài danh là
            nhà thơ Lê Đạt đã có tập thơ khá nổi tiếng thể hiện quan niệm
            nghệ thuật của mình là Bóng chữ (1994), và từng nêu rằng:
            “Nói rõ chữ nếu không có nghĩa đơn thuần là âm thanh và chữ
            không có cảm xúc là chữ chết, song trái lại, cảm xúc mà chữ
            bất cập thì cũng không phải là thơ”. Lê Văn Ngăn (1943-2015)
            không lý luận, giải thích mà bằng thực tiễn sáng tạo, cũng
            cùng khuynh hướng sáng tạo thế giới hình tượng nghệ thuật
            thông qua cái bóng đặc sắc của nó. Hầu như sự nghiệp thơ ca
            của anh, ngoài một số thơ in báo, anh chỉ có hai tập thơ đều
            có nhan đề xoay quanh cái bóng đó: Vào một thời im bóng
            (1974)  và  Viết  dưới  bóng  quê  nhà  (2008).  Thông  thường,
            người ta lấy một bài thơ tâm đắc nhất, thể hiện tập trung chủ
            đề để làm nhan đề cho cả tập. Nhưng với Lê Văn Ngăn, cả hai
            tập thơ đều không có bài nào có nhan đề như thế, thậm chí,
            đọc lại cả tập thơ tinh tuyển vào những ngày cuối cùng của
            anh trên giường bệnh, chỉ có năm mươi bài, đã có gần bốn
            mươi lần anh nhắc đi nhắc lại từ này như luôn có sự hiển hiện
            khả thị: bóng hình, bóng dáng, bóng người, bóng ngày, bóng
            đêm, bóng thời gian… mà nhiều nhất là bóng tối. Đọc thơ, có
            thể nhận ra, hầu hết thơ anh được viết ra trong đêm vắng,




            202
   209   210   211   212   213   214   215   216   217   218   219