Page 218 - Giữa khi mưa lưu hoàng đổ
P. 218

Nơi tôi có một mái nhà từ quá khứ
            người mẹ đêm đêm thức dậy dưới nền trời sao, nhen lên bếp
                                                           lửa đầu ngày
            nơi anh em, dù lưu lạc nơi đâu, vẫn chờ tiết lập xuân tìm về
                                                                chốn cũ
            nơi mở ra những ngả đường dẫn về người bạn người yêu
            nơi sự sống sự chết vẫn nối kết nhau trong dòng đời bất tận
            nơi tâm hồn mỗi con người không chỉ giới hạn trong mỗi
                                                              con người
            nơi ấy, dưới vầng sáng của một mối tình lớn lao
            tôi thầm gọi quê hương yêu dấu
                                                         Thư về quê hương

                    Một lý tưởng thẩm mỹ sáng rõ, bao giờ cũng đưa
            đến một cảm quan nghệ thuật lành mạnh, một quan niệm
            nghệ thuật  xác  tín.  Như đã  nói, cũng  như  nhiều  nhà thơ
            khác, Lê Văn Ngăn không có những tuyên ngôn, không phải
            là nhà lập thuyết mà chỉ là người sáng tạo, thông qua thực
            tiễn sáng tạo, nhà thơ đã thể hiện được quan niệm nghệ
            thuật của mình, rằng thơ là công việc lao động đẫm mồ hôi,
            là miếng cơm manh áo, là cuộc sống đích thực của những
            người lao khổ luôn can dự vào, “xa xôi, tôi vẫn tựa vào quá
            khứ / để sống cho ra con người / để biết những người chưa
            bao giờ viết một dòng thơ / vẫn tham dự vào những gì tôi
            viết”.
                    Trở lại với vấn đề cách tân thơ Việt, có thể dễ nhận ra
            trong phong trào đô thị Huế, có ba giọng điệu thi ca lạ, tiêu
            biểu, gần gũi nhau nhưng mỗi người độc đáo mỗi kiểu không
            ai giống ai: Ngô Kha, Trần Vàng Sao và Lê Văn Ngăn. Ngô Kha



            206
   213   214   215   216   217   218   219   220   221   222   223