Page 216 - Giữa khi mưa lưu hoàng đổ
P. 216

coi đây là Đất của những người bất phục, anh cũng lập luận
            có tính chất thuyết giáo như một bậc chân tu:

            mặt đất mà trước sự chết, tôi thường tự nhủ
            yêu nhau là điều tự nhiên
            làm việc là điều tự nhiên
            bất phục tùng kẻ nào tước đoạt tự do của người khác
            cũng là điều tự nhiên
            nhưng nhất định
            nhất định những kẻ vỗ tay cho những nhân danh giả hiệu
            nhất định những kẻ giẫm chân lên những cuộc tình duyên
            nhất định những kẻ đặt tay vào đứa em tôi một khẩu súng
                                                   thay vì một quyển vở
            không bao giờ là điều tự nhiên.

                    Xuyên suốt hai giai đoạn trong quá trình sáng tác của
            Lê Văn Ngăn, từ thời tham gia phong trào tranh đấu cho đến
            những năm hậu chiến, anh đều dành trọn vẹn hồn thơ cho
            tầng lớp cần lao. Thơ anh, tỏa bóng những con người, ít có
            những câu, những đoạn tả cảnh, tả tình, mà hầu hết đều
            thấp thoáng những bóng người, những người lao lực như
            người phu quét đường, người kéo xe ba gác, người trồng lúa,
            trồng rau, trồng hoa, những người bán hàng rong, người y
            tá, người nấu bếp trong nhà hàng, những chị Ba bán bánh
            mì ở Phan Rang, chị Sáu bán cà phê ở Đà Lạt… có thể nói
            những người cần lao ướt đẫm mồ hôi, hiền lành như hạt lúa
            củ khoai, lem lam như ánh sáng những ngọn đèn dầu tù mù,
            về đứng chật tâm hồn anh, tạo sức sống cho thơ anh vượt
            qua thử thách của thời gian, khác với điều anh từng thừa




            204
   211   212   213   214   215   216   217   218   219   220   221