Page 217 - Giữa khi mưa lưu hoàng đổ
P. 217

nhận một cách khiêm tốn: “tôi biết những bài thơ tôi chỉ sống
            đôi ngày / chỉ đem lại vài niềm vui mau chóng phai tàn” (Đôi
            điều  thanh  thản).  Anh  tìm  thấy  trong  chân  dung  những
            người bình thường, trong đông đảo của thế giới cần lao, đậm
            đặc những phẩm chất người, những tâm hồn trong xanh như
            ngọc, lung linh, lay động, tỏa bóng xuống trang thơ:

            bây giờ chị còn sống không chị Ba
            bao nhiêu năm, dù chưa trở lại mái nhà xưa
            tôi vẫn nhìn thấy chị mỗi ngày qua những người lao động bình
                                                            thường
            những người lao động bình thường ấy
            không bao giờ tầm thường trong đôi mắt nhìn đời
                                                Thơ tặng chị Ba ở Phan Rang

                    Tất nhiên, cũng như nhiều nhà thơ của xứ Huế, anh
            viết nhiều về quê hương. Dù đi đâu, ở đâu, trên bước đường
            tha hương, Lê Văn Ngăn vẫn có hai cột neo giữ như hai đầu
            của chiếc võng tâm hồn là quê hương và phong trào đô thị,
            bởi lẽ hai nơi ấy không chỉ sinh thành tấm thân vật chất của
            anh mà còn tạo dựng nhân cách và thế giới tâm hồn của thi
            nhân. Nỗi nhớ quê hương luôn thường trực trong tâm hồn,
            nhà thơ ví như là Sóng vẫn đập vào eo biển, là tình yêu thiêng
            liêng, đằm thắm, “quê hương quê hương, nơi trái tim tôi rung
            động dưới bầu trời sao / nơi tôi muốn được nhắm mắt dưới
            lòng đất quen thuộc / chết cho tình yêu / đấy là việc của con
            người”. Quê hương là dòng sông, chiếc cầu, con đường, là mái
            nhà, là người mẹ vào ra… Điều này còn trở đi trở lại nhiều lần,
            lay động tâm hồn anh như một tứ thơ liên hoàn, anh giải bày
            không dứt:
   212   213   214   215   216   217   218   219   220   221   222