Page 223 - Giữa khi mưa lưu hoàng đổ
P. 223
rằng nàng nghê đá kia vẫn nhớ “chàng uyên” cũ, như thơ
Ngăn viết: “… những người thân yêu cứ đi một lần rồi đi mãi”?
Giờ đây, chỗ chúng tôi ngồi dưới tàng cây trứng cá đã không
còn, quang cảnh cửa Hiển Nhơn thay đổi hết, hàng quán mọc
lên thay cho những cây trứng cá và những cây phượng già bị
đốn ngã, nhưng câu chuyện của chàng uyên cứ làm tôi nhớ
“chàng” hoài. À quên, chiều năm ấy tôi nói với anh Ngăn thôi
hãy để cái cửa Hiển Nhơn với đôi nghê đá “uyên ương” của
anh lại đó để nói chuyện công việc cái đã: là phải soạn đề
cương cho chuyên mục tìm hiểu về hoàng thành Huế để làm
chương trình truyền thanh và lên sóng phát thanh nay mai
theo yêu cầu bên tuyên huấn(bấy giờ do nhạc sỹ Trần Hoàn
đảm trách). Tôi hỏi anh Ngăn nên chọn tác giả nào có uy tín
của Huế để tham vấn cho nhanh, anh trả lời ngay:
- Phan Thuận An!
Tiếc hồi đó, chúng tôi tìm anh Phan Thuận An ở Huế
không thấy, may nhờ anh Lý Văn Nghiên cho mượn cuốn
“Phòng thành Huế” quay ronéo do anh Phan Thuận An biên
soạn. Ngăn nói: “Mình thích làm thơ hơn, Nhạc soạn đề cương
ấy đi”. Nhờ tham khảo cuốn sách của Phan Thuận An và một
số tài liệu khác ở Thư viện Huế (lúc bấy giờ do anh Lê Văn Hảo
quản lý), chúng tôi viết xong đưa cho ngành văn hóa nhưng
mãi sau không thấy sử dụng, biến luôn, tôi không vui lắm,
nhưng Ngăn nói: “Kệ!”.
Đó là khoảng những năm sau 1975 trở đi, lúc tôi và
Ngăn làm việc chung một chỗ ở Đài truyền thanh Huế số 17
đường Đặng Dung, Thành nội. Hằng ngày, chúng tôi cùng các